Hiện tại tình trạng hàng giả hàng nhái được sản xuất, buôn bán diễn ra ngày càng phổ biến và có nguy cơ tăng cao về số lượng và thủ đoạn. Sức khoẻ và tâm lý của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng vì vấn đề này rất nhiều. Một trong những ưu tiên hàng đầu đối với các bà nội trợ và người tiêu dùng đó là nguồn gốc và xuất xứ của hàng hoá. Biết được nguồn gốc và xuất xứ của hàng hoá sẽ nắm được nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và chất lượng của hàng hoá…. Vấn đề về nguồn gốc hàng hoá cũng được pháp luật quy định rất nghiêm ngặt và chi tiết. Vậy nguồn gốc hàng hóa là gì? Chứng nhận hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Nguồn gốc hàng hóa là gì?” dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Nguồn gốc hàng hóa là gì?
Hàng hóa là 01 trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Hàng hóa theo nghĩa hẹp thì hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định, có thể trao đổi, mua bán được.
Hàng hóa theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả những thứ có thể trao đổi, mua bán được.
Theo Các – Mác thì hàng hóa là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất vốn có của nó. Đồ vật để trở thành hàng hóa cần có:
+ Ích dụng với người dùng
+ Giá trị về mặt kinh tế
+ Sự hạn chế để đạt được nó, ý nói đến độ khan hiếm
Cũng theo quan điểm của Các – Mác hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP giải thích xuất xứ hàng hóa như sau:
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Chứng từ chứng nhận nguồn gốc hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó .Đối với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan khác nhau. Hiện nay chúng ta có 3 mức thuế, bao gồm thuế ưu đãi, thuế thường và thuế trả đũa. Các quốc gia sẽ căn cứ vào xuất xứ của các hàng hóa để xác định đâu là mặt hàng được hưởng những ưu đãi về thuế theo các thỏa thuận thương mại và đâu là không.
Theo khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý ngoại thương 2017, khoản 2, 7 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Nhờ đó nhận diện được hàng háo và quy trình sản xuất của hàng hoá.
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
– Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
– Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
– Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
– Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
– Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
– Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
Hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như:
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
+ Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
+ Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Giữa các nước, khối nước sẽ có những quy định về chính sách thương mại khác nhau. Việc xác định nguồn gốc của hàng hóa sẽ là biện pháp và công cụ để áp dụng các chính sách thương mại đó. Đặc biệt là trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá, chính sách thương mại sẽ căn cứ vào điều này để thực hiện các hành động chống phá giá hoặc áp dụng các loại thuế chống trợ giá một cách hiệu quả, khả thi hơn. Vậy thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam như thế nào?
Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ theo Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo những cách sau:
– Khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
*Trường hợp thương nhân khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
– Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
– Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;
– Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.
*Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
– Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;
– Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.
*Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện thì:
Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics mới năm 2023
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước như thế nào?
- Mua bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ có bị phạt?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật thương mại đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nguồn gốc hàng hóa là gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý về đơn xin hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Điều 12 Chương 4 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ, Quy định về xuất xứ của hàng hóa như sau:
– Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định.
– Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực nội dung hồ sơ đó.
– Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác định nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
– Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ quy định tại Nghị định này hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ.
Trong trường hợp cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hoá này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu.
Điều 5 Thông tư 05/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, nêu rõ quy tắc xuất xứ ưu đãi như sau:
– Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
– Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.
Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định cách ghi nguồn gốc của hàng hóa trên nhãn hàng hóa như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ của hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
Cách ghi xuất xứ của hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.