Chào Luật sư, để có thể giúp cho người dân làng dệt tơ tầm tại địa phương phát triển tập trung không bị manh múng, tải tôi hiện nay quyết định thành lập một tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Chính vì thế hiện nay xã của tôi đang có nhu cầu tìm hiểu về Luật hợp tác xã nông nghiệp mới năm 2023. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi luật hợp tác xã nông nghiệp mới năm 2023 như thế nào ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật hợp tác xã nông nghiệp mới năm 2023. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hợp tác xã nông nghiệp là gì?
Hợp tác xã là một tổ chức được nhiều người biết đến là một tổ chức đại diện cho người dân trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn tập trung, gắn kết, giúp đỡ, hỗ trợ giữa những người dân trong một xã/phường/thị trấn với nhau. Tuy nhiên ngoài cách hiểu biết đó, bạn còn biết hợp tác xã nông nghiệp là như thế nào hay không?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
– Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
– Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
– Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Luật hợp tác xã nông nghiệp mới năm 2023
Hiện nay tại Việt Nam không có luật nào mang tên là Luật hợp tác xã nông nghiệp mới năm 2023 mà chỉ có Luật hợp tác xã năm 2012 được ban hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2012. Để có thể tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp, mời bạn tham khảo các quy định của Luật hợp tác xã 2012 và các nghị định, thông tư hướng dẫn kèm theo.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định về điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên như sau:
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
– Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Quyền của hợp tác xã tại Việt Nam như thế nào?
Để có thể biết được các quyền lợi được phép thực hiện trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, bản thân những người sở hữu hợp tác xã, thành phần sáng lập hợp tác xã phải biết được các quyền của hợp tác xã được pháp luật Việt Nam ghi nhận và cho phép. Các quy định về quyền của hợp tác xã tại Việt Nam được thể hiện như sau:
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định về quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
– Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
– Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
– Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
– Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
Nghĩa vụ của hợp tác xã tại Việt Nam ra sao?
Hợp tác xã tại Việt Nam là một tổ chức quan trọng đối với người nông dân trong thời kỳ phát triển kinh tế mới chính vì thế bên cạnh các quyền lợi được pháp thực hiện thì pháp luật Việt Nam cũng ban hành các nghĩa vụ mà các hợp tác xã cần làm cho các thành viên của mình. Các nghĩa vụ đó được quy định cụ thể tại Luật Hợp tác xã năm 2012.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định về nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
– Thực hiện các quy định của điều lệ.
– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.
– Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
– Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
– Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
– Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
– Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
– Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
– Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
Mời bạn tham khảo bài viết:
- Thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm như thế nào?
- Năm 2023 quy định đất ao có tách thửa được không?
- Đất 50 năm có tách thửa được không?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Luật hợp tác xã nông nghiệp mới năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
– Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
– Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
– Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã.
Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã.
– Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định tên, biểu tượng của mình nhưng không trái với quy định của pháp luật. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã” hoặc “Liên hiệp hợp tác xã”.
– Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.