Vay và cho vay nợ là một trong những giao dịch phổ biển hiện nay, nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng vì nhu cầu vay vốn của cá nhân, tổ chức ngày càng tăng nhằm phục vụ cho việc thực hiện các dự án lớn cần nhiều kinh phí để thực hiện kinh doanh. Cũng chính vì thế giấy nhận nợ, hay còn gọi khác là biên bản thỏa thuân xác nhận nợ mà các tổ chức tín dụng hay sử dụng khi cho cá nhân, tổ chức mượn nợ. Vậy mẫu giấy nhận nợ là gì? Mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về vay mượn tiền
Vay tiền – mượn tiền là hai khái niệm mà nhiều người thường xuyên nhần lẫn. Dù vay tiền – mượn tiền là một trong những giao dịch dân sự bổ biển hiện nay nhưng không phải ai cũng nắm hay hiểu rõ về quy định pháp luật về 2 khái niệm này, dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn dẫn đến tranh chấp và khó bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia.
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự thì:
“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Như vậy vay tiền chính là vay tài sản, mượn tiền cũng chính là mượn tài sản.
Về quyền sở hữu đối với tài sản, nếu đó là tài sản vay thì bên vay sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Nếu đó là tài sản mượn thì quyền sở hữu tài sản vẫn sẽ thuộc về bên cho mượn, bên mượn chỉ được sử dụng tài sản đó để nhằm đạt được mục đích nhất định của mình.
Về nghĩa vụ của bên vay hay bên mượn, Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
“Điều 514. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.”
Theo những quy định trên của pháp luật, nếu là vay tài sản thì quyền sở hữu tài sản đó sẽ bị thay đổi kể từ thời điểm bên vay nhận tài sản đó. Và người vay sẽ có nghĩa vụ trả lại tài sản khác cùng loại với tài sản đã vay, nếu là tiền thì phải bằng số tiền đã vay và có thể có lãi kèm theo. Nếu là mượn tài sản thì quyền sở hữu tài sản sẽ không bị thay đổi. Người mượn tài sản sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại đúng vật mà mình đã mượn, không được thay thế bằng một vật cùng loại khác nếu không sẽ phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy để xác định là vay tiên hay mượn tiền phải căn cứ vào thỏa thuận của các bên. Nếu là vay tiền thì quyền sở hữu đối với khoản tiền đó sẽ thuộc về người vay và khi đến hạn trả, người vay chỉ phải trả một khoản tiền đúng bằng số tiền đã vay (có thể có lãi kèm theo) mà không phải là đúng những tờ tiền đã vay (đúng số sơ-ri, năm sản xuất…). Nếu là mượn tiền thì quyền sở hữu với số tiền đó sẽ không thay đổi và khi đến hạn trả, người mượn phải trả lại cho người cho mượn đúng những tờ tiền mà mình đã mượn, bao gồm đúng năm sản xuất, số sơ-ri… đúng tình trạng của tài sản.
Việc xác định là vay tài sản hay mượn tài sản, vay tiền hay mượn tiền sẽ xác định được quyền cũng như nghĩa vụ của các bên. Vì thế cần phải phân biệt rõ ràng giữa vay và mượn.
Giấy nhận nợ là gì?
Giấy nhận nợ (hay còn được gọi là Biên bản thỏa thuận xác nhận nợ) là loại giấy tờ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Giấy tờ này ghi nhận sự thỏa thuận về việc cho vay nợ giữa bên cho vay và bên vay.
Giấy nhận nợ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các vấn đề pháp lý, giúp bên vay và bên cho vay yên tâm khi thực hiện vay nợ. Đồng thời, Giấy nhận nợ cũng là căn cứ để xác lập quyền lợi, nghĩa vụ của các bên cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của một trong các bên khi chẳng may có tranh chấp xảy ra.
Trường hợp phải khởi kiện, Tòa án sẽ căn cứ vào Giấy nhận nợ mà các bên đã ký kết để xác định trên thực tế giao dịch vay nợ có thật hay không? Nếu đây là thỏa thuận có thật thì thỏa thuận này có hợp pháp hay không?… để từ đó giải quyết tranh chấp.
Điều kiện được khởi kiện đòi nợ tại Tòa án
- Tranh chấp vay nợ còn trong thời hiệu khởi kiện và thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, vẫn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay.
- Nộp hồ sơ khởi kiện đòi nợ đúng thẩm quyền của Tòa án: Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải đầy đủ và chính xác khi nộp cho Tòa án
- Cơ sở pháp lý: Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 35, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Mẫu giấy nhận nợ năm 2023
Cách viết mẫu giấy nhận nợ năm 2023
Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về mẫu Giấy nhận nợ, do vậy các bên có thể tự viết Giấy nhận nợ hoặc tham khảo các mẫu có sẵn trên mạng. Tuy nhiên, Giấy nhận nợ cần phải thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản sau:
- Thời gian, địa điểm lập Giấy nhận nợ;
- Thông tin của các bên gồm: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Hộ khẩu thường trú…
- Nội dung nhận nợ:
- Số tiền nhận nợ;
- Ngày nhận nợ;
- Thời hạn vay;
- Lãi suất vay, lãi suất áp dụng, lãi suất điều chỉnh, lãi suất quá hạn…
- Cam kết trả nợ đúng hạn và chữ ký của các bên.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy nhận nợ”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đơn khởi kiện đòi nợ theo mẫu.
Bản sao hợp đồng vay tiền, giấy tờ vay nợ (nếu có).
Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện.
Bước 1: Liên hệ lại với bên vay nợ để xác minh thông tin lần cuối trước khi khởi kiện.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ cá nhân cùng chứng cứ lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ cá nhân.
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên 155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cơ sở pháp lý: Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)