Đất trồng cây hằng nào là một trong những loại đất quan trọng trong việc canh tác nông nghiệp của nước ta hiện nay. Người sở hữu đất trồng cây hàng năm cũng có các quyền như chủ sở hữu các loại đất khác như quyền chuyển nhượng đất, nhập hoặc tách thửa,… Tùy vào như cầu và điều kiện theo quy định pháp luật. Hiện nay nhu cầu tách thửa đất trồng cây hằng năm ngày càng tăng do muốn tách thửa để chuyển nhượng lại hoặc tặng cho, tuy nhiên để thực hiện thủ tục này cần đáp ứng đủ các điều kiện tách thửa. Vậy Thủ tục tách thửa đất trồng cây hàng năm hiện nay ra sao? Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 27/2018/TT-BTNMT
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Đất trồng cây hằng năm là gì?
Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm đều là các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Đất trồng cây hàng năm: Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm và cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây hàng năm có được tách thửa hay không?
Đối với đất trồng cây hàng năm để được tách thửa thì cần phải đảm bảo như sau:
– Thửa đất đã được cấp sổ đỏ/sổ hồng.
– Thửa đất không thuộc trường hợp đang có tranh chấp;
– Còn thời hạn sử dụng:
– Thửa đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
– Thửa đất đáp ứng các điều kiện để được tách thửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND) nơi có đất (thường bao gồm điều kiện về diện tích của thửa đất sau khi tách và trước khi tách; Điều kiện về tính phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện…).
Điều kiện tách thứa đất trồng cây lâu năm thế nào?
Hiện nay nếu bạn muốn tách thửa đấ cây trồng lâu năm thì thửa đất cần tách phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của luật đất đai và các văn bản pháp luật hướng dẫn hiện hành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được các điều kiện đó là gì dẫn đến việc xin tách nhưng không đủ điều kiện hoặc làm sai thủ tục, giấy tờ,…. Vậy sau đây Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn:
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, điều kiện chung để thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm như sau:
- Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (một số địa phương không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận mà chỉ cần có đủ điều kiện để Giấy chứng nhận);
- Đất có nhu cầu tách thửa không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Đất trồng cây lâu năm chưa hết thời hạn sử dụng;
- Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.
Trong đó, căn cứ khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất trồng cây lâu năm sẽ cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định sao cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Ngoài ra, tại một số địa phương có thể sẽ quy định thêm một số điều kiện tách thửa đất như:
- Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử dụng đất hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai, Điều 254 Bộ luật Dân sự;
- Tách thửa trong trường hợp tách thửa bao gồm đất ở và đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở mà không được công nhận là đất ở…
(Người sử dụng đất cần đọc kỹ các văn bản mới nhất liên quan đến tách thửa của địa phương nơi có đất đất để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện).
Thủ tục tách thửa đất trồng cây hàng năm hiện nay
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
– Sổ đỏ (bản chính);
– Đơn đề nghị tách thửa đất mẫu
Ngoài ra, có thể phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ:
– Giấy tờ tùy thân của bạn và vợ bạn (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân)
– Giấy tờ chứng minh nơi thường trú của bạn và vợ (sổ hộ khẩu/giấy tờ xác nhận nơi cư trú…)
Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ, có thể nộp cho UBND cấp xã (nếu có nhu cầu) hoặc bộ phận tiếp nhận của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; Hoặc nếu địa phương đã có bộ phận một cửa cấp huyện (bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính).
Bước 2: Xử lý hồ sơ đề nghị tách thửa
Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các công việc:
– Tiến hành việc đo đạc địa chính để tách thửa đất;
Trường hợp, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian xử lý thủ tục hành chính, bạn cũng có thể thuê một đơn vị tư nhân đo vẽ để tiến hành đo đạc, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
– Lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn xác minh điều kiện tách thửa..
Bước 3: Trả kết quả
– Trường hợp đủ điều kiện tách thửa thì trả giấy chứng nhận bản chính và kèm theo văn bản xác nhận đảm bảo đủ điều kiện tách thửa cho người yêu cầu. Căn cứ văn bản xác nhận đó, bên bán cùng với bên mua thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng/chứng thực.
– Trường hợp không đủ điều kiện tách thửa đất trồng cây hàng năm, người sử dụng đất nhận lại hồ sơ và thông báo không đủ điều kiện tách thửa.
Thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan cấp xã.
Phí tách thửa đất trồng cây hằng năm là bao nhiêu?
Khi thực hiện tách thửa đất trồng cây hằng năm, người sử dụng đất có thể phải chịu các khoản phí, lệ phí dưới đây:
– Phí đo đạc tách thửa
Phí này sẽ được trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ đo đạc nên khoản tiền này sẽ tính theo giá dịch vụ.
– Lệ phí trước bạ
Trong trường hợp tách thửa gắn với việc chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất, người dân sẽ phải nộp thêm lệ phí trước bạ. Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC quy định:
Trường hợp 1: Giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do UBND các tỉnh, thành quy định: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2)
Trường hợp 2: Giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do UBND các tỉnh, thành quy định: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 01m2 x Giá đất trong bảng giá đất)
– Phí thẩm định hồ sơ
Trường hợp nếu chỉ tách thửa mà không bán, chuyển nhượng hay tặng cho… thì không phải nộp khoản phí này.
Ngược lại, trường hợp tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.
Khi đó, phí thẩm định hồ sơ do HĐND các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục tách thửa đất trồng cây hàng năm hiện nay” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục đổi tên giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp đối với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Khi diện tích đất trồng cây lâu năm không đủ điều kiện tách thửa theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có đất thì có thể thực hiện những hình thức như hợp thửa với một thửa đất khác hoặc có thể lựa chọn hình thức đứng tên đồng sở hữu.
Đất trồng cây hằng năm bao gồm:
– Đất trồng lúa: Là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.
– Đất trồng cây hàng năm khác: Là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như các loại cây rau, màu. Kể cả cây dược liệu, gai, đay, mía, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.
Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.