Khi doanh nghiệp thực hiện bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mình thì lúc này sẽ được cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng pháp luật quy định về giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh như thế nào? Và Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh có nội dung gì? Trong những trường hợp nào sẽ được cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về quy định này tại bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Quy định về giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh như thế nào?
Tại luật doanh nghiệp 2020 cũng chưa có thuật ngữ cắt nghĩa chính xác ngành nghề kinh doanh là gì ? Tuy nhiên, qua các quy định liên quan trong luật và các văn bản hướng dẫn có thể hiểu: Ngành nghề kinh doanh là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành. Hệ thống ngành kinh tế này (Bảng phía dưới), có mã từng ngành được phân theo nhóm rất chi tiết. Vậy quy định về giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh ra làm sao?
Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.
Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh có nội dung gì?
Việc phân loại ngành nghề kinh doanh sẽ giúp nhà nước dễ dàng trong việc quản lý kinh tế và xã hội. Đồng thời, tạo thành chuẩn mực cho mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc thù của mỗi công ty. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020:
Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Khi nào được cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh?
Trường hợp cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đủ các điều kiện sau đây:
- Hồ sơ hợp lệ
- Nộp đủ lệ phí
- Tên doanh nghiệp hợp lệ
- Ngành nghề không bị cấm
Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định. Khi đó, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp hồ sơ hợp lệ để được xem xét cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp phát hiện nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị hiệu đính thông tin đến phòng đăng ký kinh doanh;
- Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu thông tin kê khai không trung thực và chính xác;
- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, có thể gửi xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được xem xét cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh.
Các trường hợp thay đổi giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh
8 trường hợp thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh gồm có:
- Thay đổi địa chỉ;
- Thay đổi tên công ty;
- Tăng, giảm vốn điều lệ;
- Thay đổi loại hình công ty;
- Thay đổi theo quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài;
- Thay đổi các thông tin như số điện thoại, email, website, số fax của công ty;
- Thay đổi đại diện pháp luật hoặc thông tin của người đại diện theo pháp luật;
- Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty hoặc thông tin của thành viên/chủ sở hữu.
Trường hợp nội dung thay đổi không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như: thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký thuế… thì doanh nghiệp vẫn cần làm thủ tục thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật kinh doanh tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh có nội dung gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về hợp thửa quyền sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Câu hỏi thường gặp:
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 5 trường hợp sau đây:
Các nội dung khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
Doanh nghiệp không gửi báo cáo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
Trường hợp khác theo quyết định của tòa án hoặc đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;
Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan hành chính công của nhà nước cấp phép. Cụ thể là phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT.