Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Hoài Thu, hiện đang sống tại Thành phố Vũng Tàu. Tôi có một thắc mắc cần được giải đáp như sau: Bữa trước, tôi vừa quay một video vui vui lên Tiktok thì bị rất nhiều người nói và chỉ trích. Có những trang mạng xã hội còn đăng lại hình ảnh đó của tôi lên và để những caption có ý định “làm nhục” tôi. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi trường hợp làm nhục người khác trên mạng xã hội thì sẽ bị xử lý như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, nội dung bài viết “Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?” dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Tội làm nhục người khác là gì?
Làm nhục là một hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của người khác dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là một hành vi thiếu tính nhân đạo cần được lên tiếng phản ánh. Hiện nay, trên không gian mạng có rất nhiều trường hợp này xảy ra. Vậy để hiểu rõ hơn về khái niệm của tội làm nhục người khác, Luật sư X mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây nhé.
Theo Điều 121 BLHS, làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.
Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác nhưng chỉ coi là tội làm nhục người khác khi hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính.
Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục.
Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Làm nhục người khác bằng lời nói hay hành động là một hành vi cần được lên án. Hiện nay do thời đại Công nghệ 4.0 nên xảy ra rất nhiều trường hợp chửi bới và bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác ở trên mạng xã hội. Vậy, đối với những hành vi như thế thì sẽ bị xử phạt như thế nào, Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về vấn đề tội làm nhục người khác trên mạng xã hội bị xử lý ra sao. Mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý của tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) tại Điều 155 như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
(a) Phạm tội 02 lần trở lên;
(b) Đối với 02 người trở lên;
(c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
(d) Đối với người đang thi hành công vụ;
(đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
(g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
(a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
(b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác
Đây là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm đến vì không biết rằng yếu tố nào sẽ cấu thành nên tội làm nhục người khác. Để tìm hiểu sâu hơn về các mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội làm nhục người khác như thế nào thì chúng tôi mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây do Luật sư X cung cấp nhé!
- Mặt khách quan của tội làm nhục người khác
– Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây:
+ Thể hiện bằng lời nói: bao gồm sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
+ Thể hiện bằng việc làm: gồm có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
+ Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
- Khách thể của tội làm nhục người khác:
– Hành vi của tội phạm làm nhục người khác nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác:
– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
- Chủ thể của tội làm nhục người khác:
– Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 12 Bộ luật Hình sự về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.
– Danh dự nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 34 BLDS 2015: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục đăng ký kết hôn tại trung quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội tùy thuộc vào tính chất, mức độ khác nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 triệu đến 5 triệu đồng theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Xúc phạm nhân phẩm và danh dự trên trang mạng xã hội, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo gửi tới Cơ quan công an cấp huyện nơi người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc nơi bạn cư trú để được giải quyết. Đồng thời thì nếu thời gian giải vụ việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn trên mạng xã hội được giải quyết lâu, bạn nên lên trực tiếp cơ quan công an để bạn hỏi rõ việc điều tra, xác minh hiện nay đến đâu, đề nghị cơ quan công an giải quyết sớm cho bạn.
Khi bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, mọi công dân đều có quyền tố cáo đến cơ quan chức năng để được bảo vệ.
Theo điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin tội phạm gồm:
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát các cấp;
– Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an, tòa án các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.