Câu hỏi: Chào luật sư, tôi là một Việt Kiều đang sinh sống là làm việc tại Canada. Gần đây công ty mà tôi đang làm việc tại Canada đang có ý định mở rộng thị trường hoạt động tại Việt Nam nên đã quyết định sẽ mở một văn phòng đại diện tại Việt Nam. Do tôi là người gốc việt nên đã được giao phụ trách quản lý văn phòng đại diện này. Hiện nay tôi đã về Việt Nam và đang gấp rút chuẩn bị các loại giấy tờ và thủ tục để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí MInh. Tuy nhiên do mới về nước nên tôi chưa nắm được các quy định về văn phòng đại diện cũng như chưa biết là “Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế không”?. Mong luật sư giải đáp.
Hiện nay có rất nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng thị trường tại Việt Nam thông qua việc thành lập Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu các quy định về Văn phòng đại diện hiện nay qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Văn phòng đại diện là gì?
Để thuận lợi trong việc kinh doanh, ngoài các hình thức như thành lập mới, thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh… thì doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thành lập văn phòng đại diện để phù hợp với mục đích và nhu cầu kinh doanh của mình.
Căn cứ khoản 2 điều 44 luật doanh nghiệp 2020, Văn phòng đại diện (VPĐD)là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Bộ máy quản lý của Văn phòng đại diện
– Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện do thương nhân nước ngoài quyết định.
– Việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải thực hiện theo quy định pháp luật về lao động và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế không?
Hiện nay, văn phòng đại diện không cần phải làm các báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tuy nhiên văn phòng đại diện phải thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, giấy tờ để có thể giải trình với doanh nghiệp thành lập ra văn phòng đại diện. Trong trường hợp văn phòng đại diện thực hiện việc thanh toán lương, thưởng, phí dịch vụ thì cần thực hiện thủ tục như: khấu trừ thuế, kê khai thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP mã đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp sẽ được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, mã số này sẽ là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế năm 2019 có quy định về việc cấp mã số thuế như sau:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ đồng thời là mã số thuế;
– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
Như vậy, văn phòng đại diện phải đăng ký mã số thuế và việc đăng ký mã số thuế được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông cùng với việc đăng ký doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng, mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
Văn phòng đại diện công ty phải nộp những loại thuế nào?
Hiện nay, văn phòng đại diện phải thực hiện đăng ký mã số thuế để khi hoạt động văn phòng đại diện phải nộp hai loại thuế đó là:
Thuế môn bài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định chủ thể nộp lệ phí môn bài bao gồm các chủ thể sau:
– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức nêu trên (nếu có).
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định mức đóng lệ phí môn bài của văn phòng đại diện như sau:
Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Văn phòng đại diện thành lập từ 1/1 đến 30/6 thì sẽ nộp lệ phí môn bài cả năm tương đương 1.000.000 đồng.
Văn phòng đại diện thành lập từ 1/7 đến 31/12 thì nộp lệ phí môn bài nửa năm tương đương 500.000 đồng. Các năm tiếp theo thì sẽ phải nộp 1.000.000 đồng.
Thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định Đối tượng phải nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Văn phòng đại diện là tổ chức trực tiếp chi trả thu nhập nên có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân.
Qy định về người đứng đầu Văn phòng đại diện
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
– Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này mà người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh trở lại làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
– Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
+ Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
+ Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
+ Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
– Trong trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện được thương nhân nước ngoài ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.
– Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài khác;
+ Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài;
+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế không” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp:
Văn phòng đại diện là đơn vị hợp pháp trực thuộc doanh nghiệp và chỉ có chức năng thay mặt doanh nghiệp về mặt hành chính. Văn phòng đại diện có 10 chức năng chính sau:
– Thực hiện công việc phát triển các ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan chức năng cấp phép trên địa bàn hoạt động theo pháp luật hiện hành.
– Thực hiện các công việc báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương theo đúng quy định của nhà nước.
– Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo quy định riêng của doanh nghiệp.
– Thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng và chiến lược phát triển của cơ sở hàng năm.
– Tổ chức công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo qui mô định hướng của Hội đồng quản trị.
Phối hợp với văn phòng trụ sở chính của doanh nghiệp và các cơ sở và chi nhánh khác trong việc khai thác khách hàng cũng như việc điều động nhân viên.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 96/2016/TT-BTC quy định mã số thuế văn phòng đại diện được hiểu là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Mã số thuế được cấu trúc sau: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13. Cụ thể:
– Hai chữ số đầu N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối với mã số thuế cấp cho người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân và cá nhân kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).
– Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
– Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
– Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối
Như vậy, có thể hiểu mã số thuế được hiểu là mã số bao gồm 10 hoặc 13 mã số được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ thể thực hiện thủ tục đăng ký thuế trước khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phát sinh nghĩa vụ ngân sách nhà sách của nhà nước.