Nhiều người có quan niệm chi rằng ngâm rượu cần sa uống sẽ mang lại sức khỏe cho con người, vậy thực hư câu chuyện này như thế nào chưa rõ rằng, tuy nhiên dưới góc độ pháp luật thì khi thực hiện ngâm rượu cần sa có bị phạt không? Nếu bị xử phạt thì sẽ thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội gì? Quy định pháp luật về nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp thắc mắc tại bài viết dưới đây của Luật sư X, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Luật Phòng, chống ma túy 2021
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Cần sa là loại ma túy như thế nào?
Cần sa là một loại ma túy chiết xuất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng chính trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). THC thấm vào máu qua thành phổi; hoặc qua màng bao tử và ruột non. Sau đó; máu chuyển THC lên não; và tạo ra cảm giác “phê thuốc” cho người dùng.
Cách chế biến loại rượu này khá đơn giản; có hai loại ngâm khô và ngâm tươi. Rượu ngâm tươi cây cần sa được phơi héo; rửa qua rượu rồi ngâm thẳng vào bình với rượu ngô men lá; hoặc loại rượu khác. Sau một tuần; nước rượu chuyển sang màu nâu sậm là có thể uống được.
Loại rượu này được đồn thổi có công dụng như thuốc giảm đau; chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột, tăng cường khả năng của nam giới… nên được nhiều người tìm mua.
Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác; có chứa chất ma túy quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi; bổ sung năm 2017) là hành vi gieo trồng; chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy). Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là chủ thể không trồng mà chỉ mua về và ngâm rượu thì theo quy định có bị xử phạt không?
Các hành vi nào bị nghiêm cấm theo Luật phòng, chống ma túy?
Ma túy gây tổn hại về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần kinh, nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Dưới những tác động của ma túy như vậy, pháp luật đã có những quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật phòng, chống ma túy?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- 1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
- 2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
- 3. Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
- 4. Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tới quy định của pháp luật.
- 5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
- 6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
- 7. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
- 8. Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.
- 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
- 10. Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
- 11. Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.
- 12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.
Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên thì cây cần sa là một loại cây có chứa chất ma túy và mọi hành vi sử dụng cần sa trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Thực hiện ngâm rượu cần sa có bị phạt không?
Như đã phân tích ở trên; ngâm rượu cần sa có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây cần sa ngâm trong rượu; liều lượng rượu ngâm sử dụng; thì người sử dụng có nguy cơ nghiện ma túy càng cao. Người ngâm rượu cần sa có thể bị xử phạt với một số lỗi như sau:
Lỗi sử dụng trái phép chất ma túy
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; quy định như sau:
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng; chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy; nếu người nào có hành vi uống rượu ngâm cây cần sa; và kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Lỗi tàng trữ trái phép chất ma túy
Hơn nữa; nếu cơ quan có thẩm quyền giám định trong rượu ngâm cần sa có chứa chất ma túy; người có hành vi tàng trữ loại rượu này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ trái pháp chất ma tuý; với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thậm chí tùy theo số lượng; hàm lượng ma túy có trong rượu; còn thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; theo Điều 249 Bộ luật hình sự.
- Tàng trữ trái phép không nhằm mục đích mua bán; vận chuyển; sản xuất trái phép chất ma túy: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 05 kg đến dưới 50 kg Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 01 kg đến dưới 10 kg; thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm;
- Phạt tù từ 05 đến 10 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 50 kg đến dưới 200 kg; Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg;
- Phạt tù từ 10 đến 15 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng từ 200 kg đến dưới 600 kg; Quả thuốc phiện tươi khối lượng từ 50 kg đến dưới 150 kg;
- Phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô khối lượng 600 kg trở lên; Quả thuốc phiện tươi khối lượng 150 kg trở lên.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 thực hiện ngâm rượu cần sa có bị phạt không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ trên đất người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bán ma túy giả có phạm tội không?
- Viên chức nghiện ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?
- Lái xe sử dụng ma túy bị phạt hành chính như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định pháp luật, khi vận chuyển từ 300 gam trở lên các chất ma túy ở thể rắn có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Lôi kéo người khác sử dụng ma túy trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trông cây anh túc, việc trồng cây anh túc là hành vi trái pháp luật và bị xử lý hành chính Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang toàn bộ số lượng cây anh túc đang trồng. Trong trường hợp nếu như tổ chức thực hiện hành vi trông cây anh túc thì mức phạt sẽ gấp đôi so với mức phạt quy định trên.