Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Tóm tắt nội dung
Số hiệu: | 100/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/12/2019 | Ngày có hiệu lực: | Đã biết |
Ngày hết hiệu lực | Đang cập nhật | Số công báo: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biét |
Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Từ 2020, uống rượu bia lái xe có thể bị phạt 40 triệu đồng, tước GPLX 02 năm
Đây là nội dung mới được Chính phủ ban hành tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ngày 30/12/2019.
Theo Nghị định này; người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 06 – 08 triệu đồng; Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu; hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở; thì bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng.
Đặc biệt;Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng đối với người lái xe ô tô trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu; hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở. Đồng thời; ngoài việc bị phạt tiền; người lái xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Bên cạnh đó; Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn có quy định trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu ;hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt từ 06 – 08 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng; còn người điều khiển xe đạp; xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Xem và tải xuống
Xem thêm : Luật giao thông đường bộ 2008