Thẻ bảo hiểm y tế là một giấy tờ quan trọng và quen thuộc đối với mọi người. Khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ giúp người dân giảm bớt những chi phí khi đi khám, chữa bệnh khi không may gặp rủi ro về sức khỏe, ốm đau, tai nạn… Hiện nay có xuất hiện trường hợp khi người lao động có quá trình công tác một lúc nhiều doanh nghiệp hay chuyển địa điểm làm việc mà không cắt bảo hiểm y tế dẫn đến trường hợp đóng trùng bảo hiểm y tế. Vậy lúc này, việc đóng trùng có được trả lại hay không? Pháp luật quy định trường hợp nào sẽ được hoàn trả tiền bảo hiểm y tế? Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế năm 2023 như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014
Quy định về bảo hiểm y tế như thế nào?
Bảo hiểm y tế được hiểu là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn…
Bảo hiểm y tế của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.
Trường hợp nào sẽ được hoàn trả tiền bảo hiểm y tế?
Khi tham gia bảo hiểm y tế, pháp luật quy định trong một số trường hợp nhất định, người lao động sẽ được hoàn trả lại tiền, chi tiết quy định người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại khoản 4, 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế);
– Trường hợp 2: Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;
– Trường hợp 3: Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
Khoản 4, 5 Điều 17 được quy định như sau:
Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
…
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
4.1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
4.1a. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại Điểm 3.7 Khoản 3 Điều này.
4.2. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân;
4.3. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, bao gồm:
5.1. Toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;
5.2. Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
5.3. Các đối tượng sau đây được tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
…
Số tiền đóng BHYT được hoàn trả là bao nhiêu?
Khi được hoàn trả tiền bảo hiểm y tế thì lúc này, nội dung được quan tâm là số tiền được hoàn lại, theo quy định số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:
– Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng thuộc trường hợp 1.
– Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng thuộc trường hợp 2.
– Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng thuộc trường hợp 3.
Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế năm 2023
Việc hoàn trả lại số tiền bảo hiểm y tế đã đóng sẽ cần tuân thủ theo quy định về trình tự để đảm bảo quy trình diễn ra nhanh chóng và đúng quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 26. Hoàn trả tiền đã đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện người có từ 2 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng
1.Thành phần hồ sơ
1.1. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
1.3. Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.
2.Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Như vậy, hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Thẻ BHYT tham gia theo hộ gia đình còn giá trị sử dụng;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Nơi nộp: Nộp cho cơ quan BHXH nơi bạn được cấp thẻ BHYT.
Thủ tục tiến hành như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Người đóng trùng BHYT liên hệ với cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHYT hoặc đơn vị nơi mình đóng BHYT để được hỗ trợ.
Người tham gia BHYT hoặc đơn vị tham gia BHYT cho người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Mẫu D02-TS (Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN) (nếu có).
- Tất cả sổ BHXH của người lao động có thời gian đóng BHXH trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
- Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.
Người lao động nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi người lao động tham gia BHXH.
Bước 2: Chờ giải quyết
Sau khi nộp hồ sơ xong người lao động hoặc đơn vị chờ giải quyết. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động và gửi thông báo đến người lao động.
Trong trường hợp hồ sơ không được giải quyết cần gửi thông báo đến người lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận tiền đóng BHYT
Người lao động nhận tiền BHYT theo lịch hẹn trực tiếp tại cơ quan BHXH. Hoặc nhận qua tài khoản cá nhân, qua đường bưu điện hoặc qua đơn vị nơi người lao động đang tham gia BHXH.
Mức lệ phí nhận lại tiền bảo hiểm y tế cần phải chi trả khi là bao nhiêu?
Theo quy định hiện nay người tham gia BHYT đề nghị nhận lại tiền bảo hiểm y tế sẽ không mất chi phí
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm y tế năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ
- So sánh các loại bảo hiểm nhân thọ
- Mua bảo hiểm xe máy online có bị phạt không?
Câu hỏi thường gặp:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia BHYT thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
– Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan BHXH.
– Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã.
– Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
– Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia BHYT với nhà trường nơi đang theo học.
– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH
Công văn 3170/BHXH-BT Khi đi mua bảo hiểm y tế cần những giấy tờ như sau:
Đến điền tờ khai tham gia BHYT ( có mẫu sẵn)
Mang theo bản sao và bản chính Sổ hộ khẩu; CMND
Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh mức hưởng.
Trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể người: bổ sung giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể người”.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối với trẻ dưới 6 tuổi thời hạn thẻ BHYT có giá trị sử dụng được quy định như sau:
Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Khi thẻ BHYT của trẻ hết thời hạn sử dụng, bố/mẹ cần làm thẻ BHYT mới cho trẻ. Trường hợp trẻ đi học thẻ BHYT sẽ được trường học nơi trẻ đang theo học hỗ trợ làm.