Hiện nay, không hề hiếm các công ty đang và sắp lâm vào tình trạng phá sản và nếu muốn làm thủ tục giải thể công ty thì bắt buộc chính công ty ấy phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ cho các chủ nợ. Trước đó công ty phải thực hiện thủ tục triệu tập hội nghị chủ nợ trong đó thẩm phán sẽ triệu tập các chủ nợ sau khi công ty hoàn thành việc kiểm kê tài sản trong thời gian quy định và lập danh sách chủ nợ. Vậy thủ tục triệu tập hội nghị chủ nợ hợp lệ năm 2023 như thế nào? Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Phá sản 2014
Hội nghị chủ nợ là gì?
Hiện nay Luật Phá sản 2014 quy định về Hội nghị chủ nợ như là một trong các bước trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thủ tục này được thực hiện khi Toà án thực hiện tuyên bố doanh nghiệp phá sản và trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều chủ nợ.
Hội nghị chủ nợ còn được hiểu là cuộc họp của các chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, với nội dung quan trọng là về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cho các chủ nợ.
Hội nghị chủ nợ được triệu tập khi nào?
Nhiều chủ nợ của doanh nghiệp lo lắng khi doanh nghiệp có huy cơ phải giải thể do không đủ điều kiện kinh doanh, cũng chính vì thế nhiều chủ nợ hoang man không biết hội nghị chủ nợ được triệu tập khi nào. Theo quy định hiện nay, đối với thủ tục phá sản thông thường, hội nghị chủ nợ được triệu tập trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ.
Căn cứ Điều 75 Luật Phá sản 2014 có quy định về triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ như sau:
- Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật này.
- Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
- Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
Thành phần tham gia của hội nghị chủ nợ
Để hội nghị chủ nợ được diễn ra một cách hợp lệ cần phải có sự xuất hiện của các thành phần tham gia của hội nghị chủ nợ, vậy thành phần tham gia của hội nghị chủ nợ bao gồm những ai? Đây là một trong những câu hỏi mà nhiều người vẫn còn thắc mắc. Vậy cụ thể như thế nào, mời bạn cùng theo dỗi nội dung sau đây Luật sư X sẽ trình bày như sau:
Thành phần tham ra hội nghị chủ nợ bao gồm:
- Thẩm phán: Người triệu tập và chủ trì hội nghị chủ nợ.
- Người sau quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
- Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.
- Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.
- Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
- Người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ:
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ. Trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia, người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
- Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Người làm chứng, người giám định, người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác (nếu có).
Thủ tục triệu tập hội nghị chủ nợ hợp lệ năm 2023
- Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật này.
- Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
- Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
Nội dung và trình tự hội nghị chủ nợ theo quy định pháp luật
Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
- Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
- Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
-Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
- Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
- Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;
- Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
- Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;
- Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
- Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục triệu tập hội nghị chủ nợ hợp lệ năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề về Chuyển đất ao sang thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện hành lãi suất cho vay tùy theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm, ngoài ra người nợ tiền có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đối chiếu với trường hợp bạn đề cập thì chị Thu có thể khởi kiện bạn vì lãi suất cho vay của bạn đã vượt quá quy định của pháp luật, chị Thu sẽ có nghĩa vụ trả khoản vay cho bạn tuy nhiên số lãi vượt quá quy định của pháp luật sẽ không có hiệu lực.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 77 Luật Phá sản 2014 có quy định:
“Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;”
Theo quy định này thì chủ nợ (có bao gồm chủ nợ bảo đảm và chủ nợ không bảo đảm) có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ. Cho nên trong trường hợp của bạn nếu bạn bận thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho vợ mình tham gia Hội nghị chủ nợ theo quy định trên.
Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, lúc này bạn không phải là người bị xâm phạm quyền lợi ích nên bạn không có quyền khởi kiện.