Chào Luật sư, công ty của tôi đang trong quá trình ký hợp đồng du lịch với một công ty là công ty con của công ty mẹ tại Úc, trong hợp đồng có ghi cả công ty con và công ty mẹ. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi công ty trên là pháp nhân của nước nào và cung cấp thêm cho tôi các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tại Việt Nam được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Kinh tế thị trường mở cửa nên việc làm ăn, buôn bán với các công ty nước ngoài tại Việt Nam trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên vấn đế lớn đặt ra lúc này là phải xác định được pháp nhân giao kết hợp đồng đó là pháp nhân của nước nào để các bên có thể thoả thuận pháp luật áp dụng trong hợp đồng. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tại Việt Nam. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Pháp nhân là gì?
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
– Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Cơ cấu tổ chức pháp nhân tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân như sau:
– Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
– Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thành lập, đăng ký pháp nhân như sau:
– Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
– Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân như sau:
– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:
– Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quốc tịch của pháp nhân như sau:
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
– Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
– Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Quy định về chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân
Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt tồn tại pháp nhân như sau:
– Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:
- Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;
- Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
LuatsuX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tại Việt Nam″. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Kết hôn với người Nhật Bản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
– Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.
– Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
+ Theo quy định của điều lệ;
+ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
– Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).
– Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.