Chào Luật sư X, tôi năm nay 85 tuổi không có con cháu và thuộc hộ nghèo của xã, lại mang nhiều loại bệnh, vì thế tôi được nhận trợ cấp hằng tháng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên do gần đây sức khỏe tôi dần đi xuống, chân bị teo cơ nặng gây khó khăn trong quá trình di chuyển nên không nhận tiền trợ cấp người cao tuổi trực tiếp được mà phải nhờ đến một người hàng xóm nhận hộ. Cũng chính vì thế tôi cần giấy ủy quyền. Vậy giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Người cao tuổi 2009
- Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Tiền trợ cấp người cao tuổi là gì?
Theo khoản 2 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 của Luật Người cao tuổi thì: Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp “người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng” mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng thì được hưởng bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.
Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có các mức trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu từ ngày 1/7/2021.
Theo đó, mức tăng chuẩn trợ cấp xã hội từ 270.000 đồng/tháng hiện nay lên 360.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số.
Điều kiện để được nhận trợ cấp cao tuổi
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; từ 60 – 80 tuổi được hệ số 1,5, tương đương 540.000.đồng/tháng.
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; đủ 80 tuổi trở lên được hưởng hệ số 2,0, tương đương 720.000 đồng/tháng.
Người cao tuổi từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; không thuộc các trường hợp 02 trường hợp nêu trên sống ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hưởng hệ số 1,0 tương đương 360.000 đồng/tháng..;
Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; không thuộc các trường hợp nêu trên; không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng được hưởng hệ số 1,0, tương đương 360.000 đồng/tháng.
Trường hợp nào thì người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi như sau:
“Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.”
Và căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
“5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.”
Như vậy người cao tuổi ở Việt Nam là công dân 60 tuổi trở lên và để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì phải thuộc các đối tượng được nêu tại quy định trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Người cao tuổi 2009 và điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Trường hợp, đối tượng thuộc diện hưởng chính sách đã qua đời mà chưa làm hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội thì không có căn cứ để xem xét hưởng chế độ.
Nên trong trường hợp bà của bạn chưa làm hồ sơ để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi thì không có căn cứ truy lĩnh trợ cấp này.
Giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi năm 2023
Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi:
Trong đó, nội dung trên mẫu Giấy ủy quyền bao gồm các thông tin sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
Trong đó:
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(4) Địa danh.
(5) Trích yếu nội dung văn bản.
(6) Nội dung ủy quyền.
(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(8) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề làm sổ đỏ giá rẻ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau:
“1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.”
Và đối với người cao tuổi sẽ áp dung mẫu số 1d Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.