Việc dạy thêm giờ đối với giáo viên mà nói đang ngày càng phổ biến. Bởi trong quá trình giảng dạy sẽ thường bị thiếu thời gian chính vì vậy người dạy dẫn đến việc giáo viên chủ nhiệm phải kiêm nhiều môn học cùng một lúc. Khi việc dạy thêm giờ của giáo viên vì những lý do chính đáng như giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản, thiếu giáo viên hoặc giáo viên phải đi học tập, tập huấn theo yêu cầu thì giáo viên dạy thay vào giờ đó sẽ được hưởng lương thêm giờ theo quy định. Điều này cũng đã thể hiện rằng nếu thiếu giáo viên trường học cần bổ sung giáo viên đầy đủ để tất cả những giáo viên đều dạy trong định mức tiêu chuẩn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định về dạy vượt giờ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC
Định mức giờ giảng tại cao đẳng trung cấp
– Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 430 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
- Hiệu trưởng, giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đặc điểm của từng mô-đun, môn học, trình độ của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
– Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
– Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
– Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất.
– Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh, sinh viên để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
- Hiệu trưởng: 30 giờ chuẩn/năm;
- Phó hiệu trưởng: 40 giờ chuẩn/năm;
- Trưởng phòng và tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
- Phó trưởng phòng và tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
- Viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh, sinh viên; khảo thí và bảo đảm chất lượng: 80 giờ chuẩn/năm.
– Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
– Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ
1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.
3. Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.
4. Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
5. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư liên tịch này, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.
6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.
8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.”
Việc trả tiền lương dạy thêm giờ phải đảm bảo nguyên tắc sau:
– Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm:
+ Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng;
+ Các khoản phụ cấp lương;
+ Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
– Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp,dạy nghề; giảng viên dạy nghề, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.
– Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
– Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.
– Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật BHXH hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
– Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm:
+ Thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.
– Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.
Thời gian tính trả tiền dạy thêm trong măm học tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.
Cách tính tiền lương dạy thêm giờ
Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm |
Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150% |
*Tiền lương 01 giờ dạy:
– Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:
Tiền lương 01 giờ dạy | = | Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học | x | Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ) |
Định mức giờ dạy/năm | 52 tuần |
– Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;
Số giờ dạy thêm/năm học | = | [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) | + | Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) | + | Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] | – | (Định mức giờ dạy/năm). |
Trong đó:
+ Định mức giờ dạy/năm được tính theo quy định tại các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC. Cụ thể như sau:
Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non | = | (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học) |
Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non | = | (Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) x (Số tuần dạy trẻ/năm học) |
Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề | = | [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học) |
Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; giáo viên là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ở cơ sở giáo dục phổ thông | = | (Định mức tiết dạy/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; giáo viên làm Tổng phụ trách; cán bộ Đoàn, Hội) | x | (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học) |
Lưu ý:
Riêng tiền lương làm thêm giờ đối với giáo viên mầm non Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT thực hiện theo Thông tư liên tịch 08/2005/TTLT-BNV-BTC
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên và Trung tâm kỹ thuật, tổng hợp – hướng nghiệp áp dụng các quy định Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC để thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý, Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Cách tính thời gian giảng dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức?
- Dowload mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất năm 2023
- Quy định mốc lộ giới trên sổ đỏ năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về dạy vượt giờ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cách tính thời gian giảng dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức? Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH; thì chế độ dạy thêm theo quy định của pháp luật được quy định như sau:
– Trong năm học, nhà giáo, công chức, viên chức quản lý và viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng dạy có số giờ giảng dạy vượt định mức giờ giảng quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 5 và Điều 8 của Thông tư 07 thì được tính là dạy thêm giờ.
– Đối với nhà giáo: Số giờ dạy thêm không vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
– Đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng dạy: số giờ dạy thêm không vượt quá 1/2 định mức giờ giảng quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư 07.
– Cách tính trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
Để giải quyết tình trạng thừa giáo viên các cấp học phổ thông; ngày 11/8/2021; Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có Công văn 3397/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn giải quyết vấn đề này.
Tại Công văn, Bộ giáo dục đào tạo đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ đạo xây dựng phương án giải quyết phù hợp với từng đối tượng giáo viên; theo các phương án:
– Giáo viên do sức khỏe; độ tuổi hoặc do nguyên nhân khác; không bảo đảm yêu cầu giảng dạy; thì xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học; hoặc bố trí nghỉ hưu sớm theo quy định;
– Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu;
– Giáo viên có độ tuổi công tác, năng lực; và nguyện vọng phù hợp với nhu cầu; thì tổ chức đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên để đào tạo văn bằng hai; bồi dưỡng chuyên môn; nghiệp vụ để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu; môn học tích hợp.
Đồng thời, ưu tiên bố trí đủ cơ sở vật chất ở cấp Tiểu học để dạy 02 buổi/ngày (đủ 09 buổi/tuần).
Tại đây cũng lưu ý rằng việc thực hiện các phương án trên phải đảm bảo; công bằng, công khai, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên. Các địa phương bố trí kinh phí để hỗ trợ giáo viên trong quá trình điều chuyển, sắp xếp.
Việc giải quyết tình trạng thừa giáo viên được thực hiện trước ngày 20/10/2021; và báo cáo về Bộ Gáo dục và đào tạo; Bộ Nội vụ trước 15/11/2021; để làm cơ sở đề xuất bổ sung biên chế còn thiếu cho các địa phương.
Theo đó, chỉ xem xét, đề xuất bổ sung biên chế với các địa phương đã giải quyết được tình trạng thừa giáo viên; và đã sử dụng hết số biên chế được giao thì giáo viên có thể “nghỉ hưu sớm”.