Gia đình cũng sẽ gặp phải những mâu thuẫn và vướng phải các vấn đề pháp lý thì cần phải có những biên bản để thống nhất trong một gia đình. Chính vì vậy, mà việc họp gia đình này cần phải được ghi chép lại bằng một mẫu biên bản họp gia đình. Bên cạnh đó thì trong biên bản họp gia đình đó thì tất cả những ý kiến của tất cả thành viên trong gia đình sẽ được ghi chép lại một cách cụ thể và chính xác nhất về vấn đề quan trọng của gia đình được đặt ra trong cuộc họp đó.Vậy nên, cuộc họp gia đình sẽ cần phải có sự có mặt của tất cả các thành viên trong gia đình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nội dung và hình thức của biên bản họp gia đình
Nội dung biên bản họp gia đình
Nội dung biên bản họp dựa trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận của Bộ luật Dân sự năm 2015. Nó có giá trị pháp lý trong việc chứng minh sự đồng thuận (không có tranh chấp) hoặc cách thức phân chia tài sản khi có các tranh chấp pháp lý xảy ra trong tương lai.
Nội dung của biên bản họp gia đình cần có ý kiến (chữ ký) chấp thuận của tất cả các thành viên có quyền lợi hợp pháp liên quan để có hiệu lực toàn bộ. Nếu không có sự chấp thuận hoặc phản đối của một vài thành viên, biên bản có thể dẫn đến sự vô hiệu một phần đối với quyền hoặc nghĩa vụ mà những người phản đối không ký kết hoặc không tham gia.
Hiểu một cách đơn giản nhất, nội dung của biên bản họp gia đình không được vi phạm các quy định của pháp luật hoặc trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung.
Pháp luật không thể quy định chi tiết và cụ thể tất cả mọi mối quan hệ trong xã hội mà đôi khi chỉ đưa ra các quy tắc điều chỉnh chung. Mặt khác mỗi một gia đình, dòng họ có những phong tục, tập quán riêng biệt … vì vậy, để tránh mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh thông qua biên bản họp gia đình là một phương thức hữu hiệu trong đó các thành viên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng thỏa thuận về các nội dung liên quan đến công việc nội bộ mang tính đặc thù cao của mỗi gia đình.
Ví dụ: Gia đình có 5 Anh chị em, được thừa kế một mảnh đất 2.500 mét vuông. Về nguyên tắc thì mỗi người được hưởng 500 mét vuông, nhưng họ có thể lập biên bản thỏa thuận sẽ sử dụng 300 m2 để xây dựng nhà thờ họ hoặc xây dựng một khuôn viên chung để thờ cúng Ông bà/cha mẹ mình tại phần diện tích đất chung này. Đôi khi theo phong tục, họ cũng có thể thỏa thuận rằng các Anh Chị Em khi muốn bán phần đất thừa kế này ra bên ngoài thì phải ưu tiên bán cho người trong gia đình trước với một mức giá được ấn định cụ thể (có thể thấp hơn giá thị trường) …
Hình thức của biên bản họp gia đình
Biên bản họp gia đinh phải được lập thành văn bản, có chữ ký của tất cả các thành viên. Biên bản có thể mời những người làm chứng là cá nhân hoặc có thể chứng thực tại chính quyền địa phương cấp xã, phường để đảm bảo tính minh bạch, khách quan.
Xét về bản chất pháp lý nó là một văn bản nội bộ trong phạm vi gia đình , nên không bắt buộc phải có sự tham gia của một bên thứ ba.
Đối với một số trường hợp đặc biệt liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đất đai thì cần phải lập hợp đồng tại văn phòng công chứng. Biên bản họp gia đình chỉ là một tài liệu pháp lý mang tính chất bổ trợ, là tiền đề pháp lý để các bên tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo tránh những tranh chấp không cần thiết phát sinh.
Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản
Hướng dẫn soạn mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản
Trong biên bản họp gia đình sẽ cần có những nội dung như sau:
– Có quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm viết biên bản;
– Các thành phần tham dự cuộc họp của gia đình trong đó ghi đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số điện thoại,..của tất cả những người tham dự cuộc họp;
– Ghi lại đầy đủ tất cả các thông tin trong cuộc họp ví dụ như các thông tin về tài sản, thừa kế,…và cần có giấy tờ tài liệu kèm theo nếu có; ghi chi tiết những ý kiên, những tranh luận được nêu ra trong cuộc họp của tất cả những người tham dự nếu có;
– Đưa ra kết luận cuối cùng về sự việc, ví dụ như phân chia tài sản để ghi vào biên bản cuộc họp gia đình, nội dung này sẽ bao gồm thông tin về tài sản được chia cho ai, chia như thế nào, quyền và nghĩa vụ của những người được nhận tài sản,…
– Biểu quyết: những thành viên có mặt trong cuộc họp gia đình sẽ đưa ra biểu quyết về những nội dung đã được đưa ra; đọc từng mục và biểu quyết tất cả các vấn đề, nội dung của cuộc họp sau khi đã được thống nhất;
– Kết quả của việc biểu quyết sẽ là tán thành hoặc là không tán thành, có ý kiến khác,…Trường hợp có ý kiến khác thì cần phải ghi đầy đủ họ tên và nội dung ý kiến người đó đưa ra;
– Khẳng định tính pháp lý của biên bản: đưa ra lời khẳng định về tính phá lý của biên bản, đọc lại toàn bộ nội dung của biên bản cho tất cả mọi người có mặt trong cuộc họp nghe và xác nhận lại những thông tin trong đó là hoàn toàn hợp lý, tự nguyện,…
– Sau đó người viết biên bản họp gia đình sẽ trực tiếp ký và ghi rõ họ tên;
– Để đảm bảo tính pháp lý thì sẽ tiến hành xin xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.
Lưu ý khi mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản
Khi viết biên bản họp gia đình, cần lưu ý:
– Phải có mục cho người xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều này nhằm đảm bảo sự chính xác về các nội dung được ghi trong biên bản của cuộc họp.
– Biên bản họp gia đình và những văn bản thỏa thuận phải được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong gia đình và có xác nhận của họ. Nếu như không có xác nhận của đầy đủ tất cả các thành viên của gia đình thì rất dễ xảy ra tranh chấp sau này.
– Giá trị của các loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình phải được thể hiện dưới cả dạng số và dạng chữ.
– Biên bản họp gia đình cần phải được công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý đầy đủ.
– Chú ý viết đúng chính tả để tránh xảy ra hiểu lầm không đáng có.
– Trong biên bản họp gia đình phải sử dụng tiếng phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để tránh gây nhầm lẫn cho người đọc.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Chia tài sản sau ly hôn có phải nộp thuế không?
- Chia tài sản khi ly hôn đơn phương năm 2023 như thế nào?
- Con riêng của vợ có được chia tài sản không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mức bồi thường bảo hiểm tiền gửi. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Dưới góc độ chung nhất, thì biên bản họp gia đình được xem như là một văn bản thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình về một vấn đề cụ thể nào đó như: Phân chia thừa kế, phân chia quyền tài sản, phân chia đất đai… Nó được xem là một văn bản thể hiện mong muốn, thống nhất chung của các thành viên trong gia đình
Giá trị pháp lý của biên bản họp gia đình. Biên bản họp gia đình có nội dung phân chia đất thì có được coi là hợp đồng tặng cho không?
Dưới góc độ pháp lý, biên bản họp gia đình được hiểu như sau:
Biên bản họp gia đình là văn bản ghi lại nội dung cuộc họp của hộ gia đình. Trong biên bản họp gia đình có ghi nhận về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 116, Bộ luật dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự, thì:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Theo quy định tại Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015 thì hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng “Lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi”.
Trong trường hợp này, việc họp gia đình của gia đình đã được lập thành biên bản trong đó có ghi nhận nội dung ông bạn tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 4 người con trai. Như vậy, việc tặng cho quyền sử dụng đất của ông bạn ở đây là một giao dịch dân sự và được thể hiện dưới dạng văn bản (biên bản họp gia đình). Biên bản họp gia đình ở đây có thể được xem như hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 502, 503 Bộ luật Dân sự 2015 thì để hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng đó phải đáp ứng điều kiện về hình thức là lập hợp đồng tặng cho tài sản có công chứng và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì hợp đồng đó mới có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp của bạn, biên bản họp gia đình của gia đình bạn đã được công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, về hình thức, biên bản họp gia đình của gia đình chỉ đã đáp ứng được một phần các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nói chung.
Do vậy, nếu nội dung cuộc họp là phân chia đất đai (không phải là phân chia di sản thừa kế), thì phải thực hiện thông qua xác lập các hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, tặng cho đất tại văn phòng công chứng công hoặc tư tại quận/huyện nơi có mảnh đất đó. Còn nếu văn bản đó phân chia hoa lợi, lợi tức, các quyền tài sản chung khác thì chỉ cần xác lập với nội dung rõ ràng các thỏa thận và được lập thành văn bản có chữ ký của các thành viên thì văn bản đó có giá trị pháp lý.
Về hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản, có người làm chứng và chứng nhận của ủy ban nhân dân xã theo điều 656, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Như vậy, văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.
Trường hợp người dân lập Biên bản họp gia đình như một hình thức văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế di sản do người đã mất để lại. Tuy nhiên, để văn bản này có hiệu lực pháp lý buộc phải qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực và phải có mặt của tất cả những người thừa kế. Vậy biên bản thỏa thuận chia tài sản thừa kế theo pháp luật giữa các thành viên trong gia đình cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng mới đầy đủ hiệu lực pháp luật. Việc Biên bản họp gia đình có người làm chứng, sau đó xin dấu giáp lai của UBND xã không được coi là đã được công chứng, mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các đương sự.
Tuy nhiên, Nếu biên bản họp gia đình (về chia thừa kế đất đai) nêu trên đã có sự làm chứng của trưởng thôn và chứng thực của UBND xã, là chứng cứ quan trọng chứng minh đã có cuộc họp gia đình có mặt tất cả các thành viên trong gia đình và tất cả mọi thành viên đã nhất trí với nội dung biên bản và đã ký tên. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp đất đai của gia đình – Là cơ sở pháp lý (chứng cứ) quan trọng để giải quyết tranh chấp tại tòa án.