Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một dạng của thuế thương vụ và là một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp. Hàng xuất khẩu cũng là một trong những đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nắm được những cách kê khai thuế GTGT hàng xuất khẩu để quá trình lưu chuyển hàng hóa diễn ra thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm bắt được hết về thuế giá trị gia tăng. Để có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết: Cách kê khai thuế GTGT hàng xuất khẩu của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung 2013, 2016), thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trong đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế GTGT là một loại thuế đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hóa, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng
Quy định về căn cứ tính thuế giá trị gia tăng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu của chính sách thuế. Có nhiệm vụ phải quy định rõ những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp đối với người nộp thuế, cụ thể ở đây là cách xác định giá tính thuế như thế nào và thuế suất của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ tính thuế là cơ sở để tính ra số thuế phải nộp.
Theo Điều 6 Luật thuế giá trị gia tăng: “Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.“
- Giá tính thuế:
Giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chưa có thuế giá trị gia tăng được phản ánh qua hệ thống hóa đơn bán hàng của người bán hàng, cung ứng dịch vụ hoặc nhập khẩu hàng hóa.
Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng và việc xác định cụ thể giá tính thuế phụ thuộc vào hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra; hàng hóa nhập khẩu; hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho; hoạt động cho thuê tài sản; hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm; gia công hàng hóa; hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng; hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán.
- Thuế suất
Thuế suất là định mức thu thuế trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế. Thuế suất thuế giá trị gia tăng là loại thuế suất theo giá trị tức là quy định tỷ lệ % huy động trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế. Hiện nay trên thế giới áp dụng hai cơ chế thuế suất thuế giá trị gia tăng: cơ chế nhiều mức thuế suất hoặc cơ chế một thuế suất.
Trong đó, các nhà lập pháp Việt Nam đã lựa chọn cơ chế nhiều thuế suất nhằm khuyến khích phát triển, đầu tư cho đối tượng áp dụng thuế suất thấp. Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 quy định bốn mức thuế suất (0%, 5%, 10% , 20%); nhưng Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi, bổ sung 2016 quy định chỉ còn ba mức thuế suất là 0%, 5% và 10%.
Có thể thấy việc áp dụng ba mức thuế suất thuế giá trị gia tăng GTGT nói trên về cơ bản đã đạt được những mục tiêu nhất định mà Nhà nước đặt ra như: tạo nguồn thu ổn định và chiếm tỷ trọng mong muốn trong tổng thu ngân sách nhà nước; định hướng tiêu dùng trong dân cư; thực hiện được chính sách khuyến khích, thay đổi cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế.
Cách kê khai thuế GTGT hàng xuất khẩu
Cách kê khai thuế GTGT hàng xuất khẩu bao gồm 2 bước:
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm hệ thống kê khai
Để kê khai thuế giá trị gia tăng, người khai có thể lựa chọn kê khai trên phần mềm hệ thống kê khai. Theo đó, bạn cần phải mở phần mềm hệ thống kê khai mà doanh nghiệp mình đang sử dụng lên rồi tiến hành đăng nhập.
Trên giao diện “Đăng nhập hệ thống”, bạn cần điền chính xác mã số thuế của doanh nghiệp mình vào mục “Mã số thuế” rồi nhấn nút “Đồng ý” là đã có thể đăng nhập thành công.
Bước 2: Tiến hành kê khai
Sau khi đã đăng nhập thành công, người khai thuế chọn chức năng “Thuế giá trị gia tăng”, chọn tiếp “Tờ khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ (01/giá trị gia tăng)”. Khi giao diện kê khai được hiển thị, người khai phải hoàn thành thông tin vào các chỉ tiêu 23, 24, 25.
Cụ thể:
Chỉ tiêu 23: Giá trị của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Tại đây, người khai điền giá trị tính thuế giá trị gia tăng ghi trên tờ khai hải quan;
Chỉ tiêu 24: Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Tại đây, người khai điền số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ghi trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
Chỉ tiêu 25: Tổng số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Tại đây, người khai điền số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp được ghi trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng
Thời điểm lập hóa đơn GTGT xuất khẩu: Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 26/2015/TT-BTC:
- Ngày lập hóa đơn thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định là ngày xuất hàng hóa ra khỏi kho.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí: Là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm phát sinh thanh toán ngoại tệ.
Theo thông tư 68/2019/TT-BTC, có 3 trường hợp xác định thời điểm lập hóa đơn xuất khẩu như sau:
- Trường hợp 1: Nếu thời điểm hàng được xuất khẩu được xác định theo thời điểm kê khai trong tờ khai hải quan, căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 68/2019/TT-BTC, ngày lập hóa đơn sẽ là ngày lập tờ khai hải quan.
- Trường hợp 2: Thời điểm hàng xuất khẩu khác thời điểm lập trong tờ khai hải quan nhưng được xác định là thời điểm lập hóa đơn, ngày lập hóa đơn xuất khẩu được xác định theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 68/2019/TT-BTC.
- Trường hợp 3: Thời điểm hàng xuất khẩu khác thời điểm lập lập hóa đơn và thời điểm kê khai hải quan. Trường hợp này được xét là lập hóa đơn sai thời điểm.
Mời bạn xem thêm:
- Nhân công có được giảm thuế GTGT không?
- Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước không?
- Hướng dẫn cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT năm 2022
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách kê khai thuế GTGT hàng xuất khẩu“. Hy vọng bài viết có ích cho ban đọc. Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về các vấn đề về nhiều lĩnh vực. Nếu bạn có thắc mắc về dịch vụ làm sổ đỏ hết bao nhiêu, hãy gửi những vấn đề đến chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp tận tình mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để xuất khẩu (kinh doanh thương mại)
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan.
Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa mà có số tiền thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ 300 triệu đồng thì sẽ đảm bảo điều kiện để được hoàn thuế GTGT xuất khẩu theo tháng, quý
Đối tượng chịu thuế GTGT hàng xuất khẩu hiện nay bao gồm hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu: Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ được cá nhân, tổ chức trong nước bán và cung ứng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; là hàng hóa và dịch vụ bán và cung ứng cho các cá nhân và tổ chức trong khu phi thuế quan; là hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.