Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Minh Công, vừa rồi cả ông bà tôi đều mất cùng lúc do tai nạn xe nên đang chuẩn bị làm lễ để chôn cất. Nhưng mảnh đất thông thường mà dòng họ tôi mai táng đã vô cùng chật chội nên cả dòng họ quyết định nhân lúc này sẽ xây luôn một khu nghĩa trang mới. Tuy nhiên do hiểu biết của mọi người còn hạn chế nên các thủ tục cần thực hiện vẫn chưa nắm rõ, chúng tôi không biết làm những thủ tục nào để xin chính quyền cấp đất làm nghĩa trang theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Xin cấp đất làm nghĩa trang như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Xin cấp đất làm nghĩa trang như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Đất nghĩa trang là gì?
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất nghĩa trang là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.
Xin cấp đất làm nghĩa trang như thế nào?
Để sử dụng đất đai làm nghĩa trang người thực hiện phải làm đúng theo quy định của nhà nước. Điều 162 Luật Đất đai 2013 ghi rõ, sử dụng đất làm nghĩa trang phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
– Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Về thủ tục xin cấp đất làm nghĩa trang như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đơn xin giao đất (Dành cho tổ chức trong nước)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 59 của Luật Đất đai;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Bước 4: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định; trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì trả kết quả sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất; trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính;
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa có thể chuyển mục đích sử dụng đất không?
Thứ nhất, đất nghĩa trang, nghĩa địa được giao cho cá nhân không thu tiền sử dụng đất
Tại khoản 2 Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này”.
Chuyển mục đích sử dụng đất được hiểu là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. và Đối với trường hợp này đất nghĩa địa không được phép chuyển nhượng và cũng không được phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. vì đặc thù của của loại đất này nên theo quy định của pháp luật thì đất nghĩa địa không được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, đối với đất được giao có thu tiền cho tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai 2013
“Điều 55. Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng”.
Trường hợp này đất nghĩa trang, nghĩa địa có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất sẽ tính 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP:
“Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
1. Đối với tổ chức kinh tế:
a) Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở; chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa thì thu 100% tiền sử dụng đất theo giá của loại đất sau khi chuyển mục đích”.
Như vậy, có thể chuyển mục đích sử dụng đất chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa thì thu 100% tiền sử dụng đất theo giá của loại đất sau khi chuyển mục đích theo quy định của luật đất đai và các văn bản khác có quy định về vấn đề này., Theo đó thì các cá nhân hay tổ chức kinh tế muốn chuyển mục đích sử dụng đất cần làm các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xin cấp đất làm nghĩa trang như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Được xây nhà trẻ gần nghĩa trang không?
- Mua đất có mồ mả có sao không?
- Thủ tục hành chính xin cấp đất dự trù xây mồ mả năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 23/2016/NĐ-CP, khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP quy định về cải tạo nghĩa trang như sau:
Cải tạo nghĩa trang
1. Các nghĩa trang có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan thì địa phương cải tạo.
…
Theo quy định trên, cải tạo nghĩa trang được thực hiện đối với các nghĩa trang có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành phù hợp với quy hoạch xây dựng.
Đồng thời, cải tạo nghĩa trang cũng được thực hiện đối với các nghĩa trang có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp đối với các quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh.
Ngoài ra, các nghĩa trang có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan cũng cần phải thực hiện việc cải tạo.
Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Như vậy, đất nghĩa trang thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Tại Điều 11 Nghị định 23/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP) có quy định:
Đóng cửa nghĩa trang
1. Các nghĩa trang phải đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang:
a) Việc đóng cửa nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân theo phân cấp và được thông báo công khai;
b) Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có);
c) Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;
d) Các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn phải có tường rào hoặc hàng rào cây xanh bao quanh với chiều cao đủ bảo đảm cho dân cư xung quanh không bị ảnh hưởng;
đ) Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.
Theo đó trường hợp nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường sẽ bị đóng cửa, tuy nhiên phải theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.