Nhiều người khi mua bán nhà thường yêu cầu thừa phát lại chứng kiến và lập vi bằng. Để đảm bảo cho giao dịch mua bán nhà, vi bằng sẽ là bằng chứng ghi nhận cho sự việc giao dịch, mua bán ngôi nhà. Tuy nhiên, để hợp đồng mua bán nhà có tính pháp lý cao thì hai bên cần phải công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định. Nhiều người hiện nay cho rằng, chỉ cần lập vi bằng cho sự kiện giao dịch, mua bán nhà là đã đầy đủ về mặt pháp lý và có thể thực hiện cách thủ tục khác như làm sổ hộ khẩu,… Vậy, Năm 2023 nhà vi bằng có làm sổ hộ khẩu được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Giá trị pháp lý của vi bằng là gì?
Tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng được quy định là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận một sự kiện, một hoạt động xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó nên nó không xác minh được giá trị pháp lý của các sự kiện, hoạt động. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện, đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực và khách quan. Trong trường hợp cần thiết, thì Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng sẽ không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật và đã xảy ra trên thực tế.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng ghi nhận vi bằng không thể thay thế được văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Giá trị của vi bằng chỉ được dùng được coi là bằng chứng, nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định pháp luật; căn cứ để xác lập giao dịch giữa các cơ quan, cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật.
Mua bán nhà bằng việc lập vi bằng có giá trị pháp lý không?
Tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
“Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.“
Như vậy, vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực. Vi bằng mua bán nhà đất chỉ ghi nhận có sự việc, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu, và chỉ có giá trị làm nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính và không có hiệu lực pháp lý.
Hợp đồng mua bán nhà đất phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua bán nhà đất mới có hiệu lực.
Nhà vi bằng có làm sổ hộ khẩu được không?
Theo quy định thì từ ngày 01/01/2023 sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy đã cấp, thay vào đó người dân sẽ phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Thông tin về nơi cư trú của công dân thay vì được ghi vào Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì sẽ được cập nhật lên hệ thống điện tử để quản lý thống nhất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Cư trú 2020, công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp của mình thì phải nộp hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
Những loại giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở).
(2) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong).
(3) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
(4) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán.
(5) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.
(6) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình.
(7) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.
(8) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên.
(9) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm.
(10) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.
(11) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Mà theo Luật Đất đai 2013 quy định thì hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho và góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hay chứng thực, trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản. Vì vậy, nếu hợp đồng không có công chứng, chứng thực thì việc chuyển nhượng sẽ bị coi là vô hiệu và không đủ điều kiện hồ sơ để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mua đất bằng hợp đồng viết tay không có công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP vẫn được pháp luật công nhận. Do đó, trường hợp người dân mua bán nhà đất bằng giấy viết tay mà giao dịch mua bán đó đã xảy ra từ trước ngày 01/7/2014 thì vẫn được pháp luật công nhận khi người mua thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu theo quy định pháp luật về đất đai. Do đó, người dân hoàn toàn có thể sử dụng Hợp đồng viết tay này và kèm theo Đơn đăng ký đất đai lần đầu có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Cơ quan đăng ký đất đai để làm giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp của mình.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Năm 2023 nhà vi bằng có làm sổ hộ khẩu được không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Trích lục khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nhà vi bằng có làm sổ được không theo quy định hiện nay?
- Mua nhà giấy tay công chứng vi bằng có được cấp sổ đỏ không?
- Đất vi bằng có làm sổ hồng được không theo quy định mới?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, vi bằng chỉ xác nhận có sự kiện giao dịch xảy ra trên thực tế và chỉ có giá trị là bằng chứng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra mà không có giá trị pháp lý về việc xác lập giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Do vậy, mua nhà đất bằng vi bằng sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Đồng nghĩa với việc mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng sẽ không được cấp sổ đỏ.
Để thực hiện việc cấp sổ đỏ, cá nhân, hộ gia đình cần phải đáp ứng được một trong các trường hợp quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013; có đầy đủ văn bản pháp lý hợp pháp thể hiện qua hợp đồng mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất được công chứng, chứng thực.
Vi bằng được hiểu là văn bản do thừa phát lại lập nhằm ghi nhận lại các sự kiện, hành vi pháp lý. Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết các vụ án dân sự, hành chính.
Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng có thể lập vi bằng. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại không được lập vi bằng mua bán nhà đất. Giao dịch đất đai thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đồng và bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 6 tháng đến 9 tháng căn cứ theo quy định Khoản 4 và Khoản 8 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Do vậy việc lập vi bằng để mua bán nhà đất là vi phạm quy định cấm của pháp luật. Việc lập vi bằng liên quan đến nhà đất có thể được thực hiện trong một số trường hợp sau đây và được xem là nguồn chứng cứ hợp pháp khi phát sinh tranh chấp:
– Vi bằng ghi nhận sự kiện đặt cọc;
– Vi bằng ghi nhận sự kiện giao nhận tiền;
– Vi bằng ghi nhận sự kiện bàn giao nhà, đất.