Tại nước ta hiện nay có nhiều loại hình thức kinh doanh và loại hình doanh nghiệp khác nhau như: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân… mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc thù riêng. Hình thức doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình công ty hợp danh được lựa chọn nhiều, bởi những ưu điểm mà nó đem lại. Vậy chi tiết quy định về công ty hợp danh như thế nào? Và quy định thành viên hợp danh tối thiểu trong công ty hợp danh là bao nhiêu? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ quy định về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Công ty hợp danh là gì?
Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Thành viên hợp danh tối thiểu trong công ty hợp danh?
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh bắt buộc phải có tối thiểu 02 thành viên – là những chủ sở hữu chung của công ty và các bên cùng nhau kinh doanh, điều hành công ty dưới một tên chung đây được gọi chung là thành viên hợp danh. Pháp luật không quy định số lượng thành viên tối đa cho công ty hợp danh.
Như vậy, chỉ cần tối thiểu 2 thành viên là có thể thành lập công ty hợp danh.
Ngoài ra, công ty hợp danh không chỉ có thành viên hợp danh mà còn có thành viên góp vốn vào công ty hợp danh.
Công ty hợp danh có đặc trưng gì?
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp cho nên mang những đặc trưng riêng biệt, cụ thể như sau:
– Đặc điểm về thành viên công ty: thành viên của công ty hợp danh được phân thành hai loại chính gồm thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh: phải là cá nhân; trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh; đồng thời chịu trách nhiệm liên đới vô hạn bằng tài sản của mình. Thành viên góp vốn: có thể là cá nhân hoặc tổ chức; chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
– Về tư cách pháp nhân thì tính kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Về khả năng huy động vốn: công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (căn cứ khoản 3 điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020)
– Về vốn góp thành lập: Đối với thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty sang người khác khi không có sự chấp thuận của những thành viên hợp danh khác trong công ty. Đối với thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác. (Căn cứ khoản 3 điều 180 và khoản 1 điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020).
– Về tài sản của công ty hợp danh: căn cứ theo quy định tại điều 179 luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tài sản của công ty hợp danh sẽ bao gồm những tài sản sau: đầu tiên là tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; Thứ hai là tài sản tạo lập được mang tên công ty; Thứ ba là tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện. Loại tài sản cuối cùng là các tài sản theo quy định của pháp luật.
– Xét về cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh: công ty hợp danh có mô hình tổ chức quản lý bao gồm: Hội đồng thành viên trong đó người đứng đầu sẽ là Chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Hội đồng thành viên của công ty hợp danh bao gồm tất cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
– Về vấn đề góp vốn trong công ty hợp danh được quy định tại điều 178 luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Căn cứ vào điều 179 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản của công ty hợp danh sẽ bao gồm: Tài sản được góp vốn từ các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty hợp danh; Các tài sản đã được tạo lập thành được mang tên công ty hợp danh; đồng thời gồm các tài sản thu được của các hoạt động kinh doanh từ các thành viên hợp danh đã thực hiện nhân danh công ty hợp danh và nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty bởi những thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
– Xét về cơ cấu tổ chức công ty hợp danh: Công ty hợp danh có mô hình tổ chức quản lý bao gồm, cụ thể: Chủ tịch hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc). Trong công ty hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất và là nơi ra các quyết định cao nhất. Hội đồng bao gồm tất cả thành viên hợp lại với nhau. Trong hội đồng thành viên sẽ có Chủ tịch Hội đồng thành viên là người bầu trong thành viên hợp danh, đồng thời người này sẽ kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi Điều lệ công ty không có các quy định khác. Hội đồng thành viên có quyền ra quyết định mọi công việc, vấn đề kinh doanh của công ty hợp danh.
– Về góp vốn trong công ty hợp danh: Căn cứ Điều 177 của Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:
+ Các thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có yêu cầu bắt buộc phải góp đúng hạn và đầy đủ số vốn như đã cam kết góp vốn ban đầu.
+ Đối với thành viên hợp danh không góp đúng hạn và đầy đủ số vốn đã cam kết nếu gây ra thiệt hại cho công ty thì bắt buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gây ra cho công ty.
+ Đối với thành viên hợp danh không góp đúng hạn và đầy đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đó được coi là một khoản nợ của những thành viên đó đối với công ty. Theo đó, thành viên góp vốn có liên quan đến góp vốn có thể dẫn đến bị khai trừ khỏi công ty căn cứ vào quyết định của Hội đồng thành viên.
+ Ngay tại thời điểm góp đầy đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.
+ Nếu phần vốn góp của giấy chứng nhận bị hủy hoại, bị mất, bị hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới các hình thức khác nhau thì thành viên sẽ được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp đó.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ thành lập công ty tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 thành viên hợp danh tối thiểu trong công ty hợp danh là bao nhiêu?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soannj thảo hồ sơ giải thể công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là ai?
- Thủ tục thành lập công ty hợp danh hiện nay
- Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty hợp danh theo quy định năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập; hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn; chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn.
Câu trả lời là không. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty khác. Đồng thời không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi; hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.