Chào Luật sư, hiện nay quy định về làm căn cước công dân như thế nào? Khi nào thì bắt buộc phải đi làm căn cước công dân. Trước đây trên giấy chứng minh nhân dân của tôi là địa chỉ khác. Bây giờ tôi đã chuyển đến địa chỉ khác (khác tỉnh) thì không biết có nên đăng ký lại ở địa chỉ mới hay không? Nơi thường trú trên căn cước công dân được ghi như thế nào? Nơi thường trú trên căn cước công dân được xác định thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Các trường hợp phải đổi chứng minh thư nhân dân
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân quy định những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Như vậy: Đối với trường hợp của bạn là thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh bởi vậy bạn cần phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân.
Trong trường hợp Địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu có địa chỉ khác nhau thì bạn cần phải khai thông tin theo thông tin trên sổ hộ khẩu, Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân, Do đó, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn đều phải sử dụng địa chỉ thường trú đã được đăng ký trong sổ hộ khẩu.
Kết luận: Đối với trường hợp của bạn cần phải cấp đổi lại Chứng minh nhân dân trước khi làm thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nơi thường trú trên căn cước công dân được ghi thế nào?
Luật cư trú cũ (Luật năm 2006) có quy định sổ hộ khẩu được caaos cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân (Điều 24).
“Điều 24. Sổ hộ khẩu
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc”.
Thông thường địa chỉ đăng ký thường trú ghi tren chứng minh thư nhân dân hay căn cước công dân và địa chỉ thường trú ghi trên sổ hộ khẩu là giống nhau. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt, ngoại lệ, khi người dân có thay đổi nhiều nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng lại không làm thủ tục thay đổi chứng minh nhân dân/căn cước công dân (Đối với căn cước công dân thì thay đổi nơi đăng ký thường trú không bắt buộc phải đổi căn cước công dân; đối với chứng minh nhân dân khi thay đổi nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân). Khi xảy ra trường hợp nêu trên thì thông tin ghi trên chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân và thông tin ghi trên sổ hộ khẩu sẽ có sự khác biệt.
Căn cứ theo những điều đã nêu trên thì địa chỉ thường trú của công dân sẽ được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không xác định theo thông tin ghi trên chứng minh thư nhân hay ghi trên căn cước công dân. Tuy nhiên từ ngày 1/7/2021 (thời điểm Luật cư trú năm 2020 bắt đầu có hiệu lực thi hành) thì Bộ công an sẽ không làm thủ tục cấp mới sổ hộ khẩu. Vì vậy kể từ thời điểm này thay vì xác định địa chỉ thường trú theo sổ hộ khẩu thì người dân sẽ xác định hộ khẩu thường trú theo hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.
Những địa điểm không được đăng ký thường trú
Bên cạnh Nơi thường trú trên căn cước công dân thì những địa điểm không được đăng ký thường trú cũng được nhiều người quan tâm. Từ 01/7/2021 tới đây, khi Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực, việc đăng kí địa chỉ thường trú bị “siết” chặt hơn so với trước. Cụ thể, có đến 05 địa điểm dù người dân đã sinh sống lâu dài, thường xuyên, ổn định cũng không thể đăng ký thường trú tại đó, gồm:
– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật
– Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư hiện nay được quy định như thế nào?
Luật căn cước công dân định nghĩa: “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nơi thường trú trên căn cước công dân được ghi thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về bảo hộ logo thương hiệu…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Trường hợp nào Toà án phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng?
- Hợp đồng lao động thời vụ (lao động công nhật)
- Thủ tục công chứng hợp đồng vay tiền năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú
Điều kiện để công dân đăng ký thường trú được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú năm 2020. Cụ thể gồm hai trường hợp: Đăng ký thường trú khi có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình và đăng ký thường trú vào chỗ ở không thuộc sở hữu của mình thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu và chủ hộ của chỗ ở hợp pháp đó.
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Nếu không phải đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp của mình thì cần có sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở đó trừ trường hợp đã có đồng ý bằng văn bản.
– Giấy tờ chứng minh sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc giấy tờ chứng minh các trường hợp được nhập khẩu không thuộc chỗ ở hợp pháp của mình: Hợp đồng thuê nhà, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên trong hộ…