Trong nền kinh tế của một quốc gia, năm ngăn sách là một giai đoạn rất quan trọng. Ngân sách quốc gia là thuật ngữ chỉ lĩnh vực tài chính và thường được nhắc đến trong các hoạt động thu chi của một quốc gia. Ngân sách nhà nước được đánh giá, rà soát trong suốt năm tài chính để cân đối chi tiêu trong quá trình hoạt động của nhà nước. Sự khởi đầu của ngân sách chính phủ khác nhau giữa các quốc gia. Nếu bạn đọc đang tìm hiểu về năm ngân sách thì có thể tham khảo trong bài viết “Quy định pháp luật về năm ngân sách năm 2023”.
Năm ngân sách là gì?
Năm ngân sách được hiểu là một khoảng thời gian khép kín một chu kì ngân sách do pháp luật quy định để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của một quốc gia. Năm ngân sách còn được gọi là tài khoá quốc gia.
Hiện nay, các nước áp dụng năm ngân sách nhà nước trùng với năm dương lịch là Trung Quốc, Pháp, Bỉ, Hà Lan… Ở một số nước khác, năm ngân sách nhà nước là 12 tháng, nhưng thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc không trùng với năm dương lịch. Ví dụ như, tại Anh, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01/4 năm trước đến ngày 31/3 năm sau. Ở Canađa, Thuy Điển, Nauy, Ôxtrâylia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01/7 năm trước và kết thúc vào ngày 30/6 năm sau. Hoặc Ở Hoa Kì, năm ngân sách từ ngày 01.10 năm rước và kết thúc vào ngày 30.6 năm sau.
Nguyên tắc xác định năm ngân sách là gì?
Mặc dù cách xác định năm ngân sách nhà nước là khác nhau giữa các quốc gia, nhưng nhìn chung, việc xác định năm ngân sách đều tuân theo một số nguyên tắc cơ bản như:
- Thống nhất giữa các thời kì phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với thời kì quyết toán ngân sách;
- Đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý;
- Thích ứng với đặc điểm và chu kì hoạt động kinh tế; phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt có liên quan đến chu kì ngân sách;
- Bảo đảm tính ổn định tương đối và bảo đảm tính so sánh được của các chỉ tiêu ngân sách.
Tại Việt Nam, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01.01 và kết thúc vào ngày 31.12 năm dương lịch theo quy định tại Điều 14 Luật ngân sách nhà nước năm 2015. Hàng năm, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm sau trước ngày 15.11 năm trước.
Quy định pháp luật về năm ngân sách năm 2023
Ở nước ta, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Và phần lớn các nước trên thế giới đều có năm tài chính trùng với năm dương lịch, tức là bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12
Điều 14 Luật ngân sách nhà nước 2015 có quy định như sau:
“Điều 14. Năm ngân sách
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.”
Như vậy, theo quy định này thì năm ngân sách sẽ được tính theo lịch dương bạn nhé. Cụ thể là bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
Các công cụ của chính sách tài khóa
Hai công cụ chủ yếu được sử dụng trong chính sách tài khoá là chi tiêu của chính phủ và thuế.
Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu của chính phủ bao gồm:
- Chi mua hàng hoá dịch vụ: được hiểu là việc chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ một quốc gia. Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc và được xem như một công cụ điều tiết tổng cầu.
- Chi chuyển nhượng: Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm đối tượng chính sách khác trong xã hội. Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân.
Thuế
Thuế được chia làm 2 loại sau:
- Thuế trực thu: Thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân
- Thuế gián thu: Thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách, cụ thể như sau:
- Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân, dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống.
- Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.
Quy định về khóa sổ kế toán khi kết thúc năm ngân sách
Khóa sổ kế toán khi kết thúc năm ngân sách quy định tại Điều 25 Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể:
1. Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến thu, chi ngân sách thực hiện khóa sổ kế toán theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ và thực hiện các nội dung sau:
a) Rà soát, thực hiện nộp các khoản phải nộp ngân sách nhưng chưa nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp chưa kịp làm thủ tục nộp vào ngân sách năm hiện hành mà chuyển nộp vào ngân sách năm sau, thì hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau;
b) Rà soát để xử lý đối với dự toán còn lại chưa chi, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước, dư tạm ứng và tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị để chủ động chi tiêu, thanh toán tạm ứng trong năm;
c) Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước mà chế độ quy định thực hiện hạch toán ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước thì phải làm thủ tục ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và cơ quan thu cùng cấp thực hiện đối chiếu số thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn và số thu, chi ngân sách các cấp thuộc phạm vi quản lý bảo đảm khớp đúng cả về tổng số và chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước trước khi lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm.
3. Cơ quan tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước cùng cấp thực hiện đối chiếu các khoản thu, chi ngân sách nhà nước từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 và các khoản được hạch toán vào ngân sách trong thời gian chỉnh lý quyết toán bảo đảm các khoản thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng Mục lục ngân sách nhà nước.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ tạm ứng vốn đầu tư công ngân sách nhà nước
- Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào năm 2023?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định pháp luật về năm ngân sách năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu giấy chuyển nhượng đất vườn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống căn cứ vào phương án tổ chức lễ hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức lễ hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Và do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.
Theo Điều 4 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về nguồn tài chính để tổ chức lễ hội truyền thống như sau:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).
Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương.
Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.