Ủy ban nhân dân có vai trò là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng chấp hành quyết định của Hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như cơ quan nhà nước cấp trên. Trên thực tế, ủy ban nhân dân là cơ quan điều hành công việc nhà nước ở các địa phương trong cả nước. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh… Mỗi tháng, Uỷ ban nhân dân sẽ tiếng họp ít nhất một lần. Cuộc họp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân triệu tập và chủ toạ. Uỷ ban nhân dân cũng thực hiện chức năng quản lý trong vấn đề đất đai. Trong một số trường hợp, ủy ban nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp đất đai. Vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND như thế nào? Cưỡng chế thi hành kết quả giải quyết tranh chấp đất đai ra sao? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện và cấp tỉnh như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Hiến pháp 2013 ghi nhận Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013, Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến.
Các dạng tranh chấp đất đai
Chủ yếu có 3 dạng về tranh chấp đất đai như sau:
Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó? Trong dạng tranh chấp này, thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…); tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.
Thứ hai, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…
Thứ ba, tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì?Thông thường những tranh chấp này có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Vì sao phải hiểu rõ về tranh chấp đất đai?
– Giúp người dân biết rõ thủ tục khi giải quyết tranh chấp
– Khi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ
Đối với lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ thì tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất thì cơ quan tiếp nhận có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Quy định này có tác động cụ thể tới những đối tượng tranh chấp đất đai cụ thể như sau:
+ Đối với người đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Khi bên khởi kiện gửi đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất tại Tòa án hoặc UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan này gửi văn bản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ mới bị từ chối tiếp nhận.
+ Đối với người muốn ngăn cản người khác được cấp Giấy chứng nhận phải gửi đơn khởi kiện cho Tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hòa giải không thành tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Có thể lựa chọn hình thức giải quyết (không phải kiện)
Án phí khi khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai
Lưu ý:
– Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
– Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Theo danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí dân sự sơ thẩm trong khởi kiện vụ án như sau:
TT | Án phí dân sự sơ thẩm | Mức án phí |
1 | Tranh chấp về dân sự không có giá ngạch | 300.000 đồng |
2 | Đối với tranh chấp về dân sự có giá ngạch | |
2.1 | Từ 06 triệu đồng trở xuống | 300.000 đồng |
2.2 | Từ trên 06 đến 400 triệu đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
2.3 | Từ trên 400 đến 800 triệu đồng | 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng |
2.4 | Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng | 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng |
2.5 | Từ trên 02 đến 04 tỷ đồng | 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng |
2.6 | Từ trên 04 tỷ đồng | 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng |
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, hình thức giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND áp dụng đối với trường hợp tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Lưu ý: Khi thuộc trường hợp này đương sự chỉ được chọn một trong hai hình thức giải quyết, đó là khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp lựa chọn giải quyết tại UBND thì thẩm quyền giải quyết như sau:
– UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau (Chủ tịch UBND cấp huyện là người giải quyết).
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai).
– UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Chủ tịch UBND cấp tỉnh là giải quyết).
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai).
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện
Căn cứ Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện như sau:
Bước 1: Nộp đơn đề nghị giải quyết
Người có đơn yêu cầu giải quyết nộp đơn tại tại UBND cấp huyện.
Bước 2: Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ
Khi nhận hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ và hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Giải quyết tranh chấp
– Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc tranh chấp, tổ chức hòa giải, tổ chức cuộc họp các ban, ngành liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
– Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Thời hạn, thời hiệu giải quyết
– Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày làm việc; không quá 55 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
Lưu ý: Thời hạn trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
– Thời hiệu giải quyết tranh chấp: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu; riêng các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì không quá 45 ngày mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh
Căn cứ Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh như sau:
Bước 1: Nộp đơn
Người có đơn yêu cầu giải quyết nộp đơn tại tại UBND cấp huyện.
Bước 2: Kiểm tra và tiếp nhận đơn
Khi nhận hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ và hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Giải quyết tranh chấp
– Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết.
– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải, tổ chức cuộc họp các ban, ngành liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết.
– Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Thời hạn, thời hiệu giải quyết
– Thời hạn giải quyết: Không quá 60 ngày làm việc; không quá 70 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
Lưu ý: Thời hạn trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
– Thời hiệu giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu; riêng các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì không quá 45 ngày mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
Cưỡng chế thi hành kết quả giải quyết tranh chấp đất đai
* Điều kiện cưỡng chế
Theo khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, chỉ cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai khi có đủ các điều kiện sau:
– Quyết định giải quyết đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành.
– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp.
– Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành.
– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế (trường hợp từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản).
* Nguyên tắc cưỡng chế
Việc cưỡng chế phải bảo đảm những nguyên tắc sau:
– Phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm an toàn, trật tự, đúng quy định pháp luật;
– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế thực hiện trong giờ hành chính.
– Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới vấn đề tra cứu quy hoạch đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Hòa giải tại UBND cấp xã là bắt buộc
Căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, khi xảy ra tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải.
Nếu không gửi đơn đến UBND cấp xã mà khởi kiện luôn tại Tòa án hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết thì sẽ bị trả lại đơn. Nói cách khác, hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc.
– Chủ tịch UBND cấp xã phải tổ chức hòa giải
Khi tiếp nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất phải tổ chức hòa giải trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 như sau:
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”.
– Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai
Kết quả hòa giải gồm: Hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.
Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn xét xử giai đoạn sơ thẩm được quy định như sau:
– Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, cụ thể:
+ Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
+ Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
– Thời hạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (tối đa không quá 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử).
+ Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa;
+ Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Như vậy, thời hạn kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm tối đa là 08 tháng, chưa kể thời gian các đương sự hoãn hoặc vụ án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. Tuy nhiên, đây chỉ là thời hạn xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật, trên thực tế vụ án có thể kéo dài nhiều năm.
Không bắt buộc các bên tự hòa giải tranh chấp đất đai. Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp thì: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích các bên hòa giải thông qua 02 hình thức:
– Hình thức 1: Tự hòa giải;
– Hình thức 2: Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Theo Luật Hòa giải ở cơ sở thì tranh chấp đất đai được hòa giải ở cơ sở do Hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp.