Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang sở hữu đất trong khu công nghiệp, tuy nhiên một số doanh nghiệp lại không có nhu cầu sử dụng đất và có nhu cầu bán đi. Việc mua bán, chuyển nhượng đất trong khu công nghiệp phải tuân thủ quy định của luật đất đai về điều kiện, quy trình, thủ tục. Do loại đất này được kiểm soát tương đối chặt ché, nên nhiều cá nhân, doanh nghiệp có phần mơ hồ khi có dự định mua bán đất trong khu công nghiệp. Vậy, Có được mua đất trong khu công nghiệp hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Đất khu công nghiệp là gì?
Theo điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Như vậy, đất trong khu công nghiệp được hiểu là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp dùng để xây dựng cụm công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất.
Việc sử dụng đất trong khu công nghiệp hiện nay phải được lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng và phải được phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
Có được mua đất trong khu công nghiệp hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 149, Điều 174, Điều 175, Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức đang sử dụng đất khu công nghiệp được phép chuyển nhượng đất khi thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Là đất được cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Đất đã được cấp sổ đỏ tại thời điểm chuyển nhượng;
- Trong thời hạn sử dụng đất (còn thời hạn được thuê);
- Đất không có tranh chấp, không thuộc trường hợp bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo quy định;
- Đất không thuộc trường hợp bị thu hồi đất hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bên nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ có thể được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp;
- Không thuộc trường hợp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 191 hoặc bị hạn chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Điều 192 Luật Đất đai 2013;
- Không thuộc trường hợp nhận quyền sử dụng đất theo hợp đồng cho thuê lại đất từ Ban Quản lý khu công nghiệp…;
- Ngoài ra, nếu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng thì việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp của bạn đã hoàn thành nghĩa vụ với tổ chức tín dụng đó hoặc được tổ chức tín dụng cho phép;
- Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện đồng thời với việc chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất phải được đăng ký quyền sở hữu trên sổ đỏ theo quy định;
- Nếu tài sản gắn liền với đất mà thuộc quyền sở hữu của người khác thì doanh nghiệp của bạn chỉ được chuyển nhượng đất, tài sản gắn liền với đất khi đã có văn bản đồng ý bán tài sản của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
Chỉ khi thửa đất, các bên trong giao dịch thỏa mãn các điều kiện theo quy định thì mới được phép mua bán, chuyển nhượng.
Thủ tục chuyển nhượng đất trong khu công nghiệp
Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Luật Đất đai 2013, khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT và các văn bản có liên quan khác quy định về thủ tục chuyển nhượng đất khu công nghiệp được tiến hành như sau:
Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng
Theo quy định khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được công chứng/chứng thực, trừ trường hợp một trong các bên hoặc cả hai bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì việc ký hợp đồng công chứng, chứng thực là không bắt buộc;
Các bên cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để ký kết bao gồm:
- Dự thảo hợp đồng mua bán, chuyển nhượng;
- Giấy tờ về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập…;
- Văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật (nếu có);
- Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đồng ý về việc cho phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư;
- Văn bản chấp thuận bán tài sản trên đất nếu người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản không cùng một người;
- Văn bản chấp thuận về việc tách thửa đất để chuyển nhượng của cơ quan có thẩm quyền nếu chỉ chuyển nhượng một phần thửa đất;
- Các văn bản, giấy tờ hợp pháp khác theo yêu cầu của công chứng viên hoặc người có thẩm quyền ký chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất khu công nghiệp;
Bước 2: Đăng ký sang tên, ký lại hợp đồng thuê đất, hoàn thành nghĩa vụ tài chính
Sau khi đã có hợp đồng được ký kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện các công việc sau:
- Nộp hồ sơ và thực hiện đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai;
- Ký lại hợp đồng thuê đất với Nhà nước;
- Hoàn thành nghĩa vụ tài chính như tiền thuê đất, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp giấy chứng nhận… theo thông báo nhận được;
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đã sang tên
Bên nhận chuyển nhượng được nhận Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước.
Lưu ý rằng: Bên nhận chuyển nhượng cũng phải sử dụng đất theo đúng mục đích đất đã được ghi trên giấy chứng nhận, được phê duyệt trong dự án đầu tư.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Có được mua đất trong khu công nghiệp hay không năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn sử dụng đất khu công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 36 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:
– Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề theo thời hạn của dự án đầu tư.
– Trường hợp thời hạn của dự án đầu tư dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề thì doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải thực hiện:
Xin phép cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp nhưng tổng thời hạn sử dụng đất khu công nghiệp không quá 70 năm và phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với diện tích đất được gia hạn sử dụng.
Nhóm đối tượng mua/thuê đất trong khu công nghiệp để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh thì tương đối rộng. Bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghiệp để kinh doanh và tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (phù hợp với từng dự án khu công nghiệp) mà pháp luật không cấm đều có thể nhận chuyển nhượng hoặc thuê lại đất của chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 149 Luật Đất đai 2013 thì các chủ thể này bao gồm: Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.