Xin chào Luật sư, tôi hiện tại đang làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là tôi thắc về thời gian nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Trong trường hợp công ty tôi nộp chậm thì mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính hiện nay là bao nhiêu? Có phải nộp càng chậm thì mức xử phạt sẽ càng cao hay không? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn, mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Báo cáo tài chính là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).
Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính năm khi nào?
Căn cứ theo Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm được quy định như sau:
(1) Đối với doanh nghiệp nhà nước
– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
(2) Đối với các loại doanh nghiệp khác
– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Sau khi nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp cần làm gì?
Tại Điều 32 Luật Kế toán 2015 quy định về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính như sau:
Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Theo đó, sau khi nộp báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp cần phải thực hiện công khai báo cáo tài chính trong thời hạn được quy định trên đây. Doanh nghiệp có thể công khai báo cáo tài chính theo một hoặc một số hình thức sau:
– Phát hành ấn phẩm;
– Thông báo bằng văn bản;
– Niêm yết;
– Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
– Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý rằng nếu như doanh nghiệp không thực hiện công khai báo cáo tài chính năm hoặc thực hiện công khai trễ thì cũng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP
Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023 là bao nhiêu?
Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022 Căn cứ theo điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập về Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023 là bao nhiêu?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Ai là người chuẩn bị các báo cáo tài chính cho những người sử dụng bên ngoài?
- Công ty mới thành lập có phải nộp báo cáo tài chính không?
Câu hỏi thường gặp:
Các doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính cho những cơ quan sau:
Cơ quan thuế,
Cơ quan thống kê,
Doanh nghiệp cấp trên (nếu có),
Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp thêm cả cơ quan tài chính
Doanh nghiệp có tham gia thị trường chứng khoán, nộp thêm cho Ủy ban Chứng khoán
Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau:
Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh BCTC”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
Yêu cầu các đơn vị kế toán của doanh nghiệp phải thực hiện nộp báo cáo tài chính của quý chậm nhất là ngày 20 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với Tổng công ty Nhà nước, thời hạn chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Ngoài ra, các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.