Hành hạ người khác là người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình. Hành vi làm cho người bị hại đau đớn về mặt thể xác, đau khổ về mặt tinh thần. Hành vi khách quan của tội hành hạ người khác nói riêng cũng như: các tội xâm phạm sức khoẻ nói chung; tuy có khác nhau về mặt hình thức thể hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi. Vậy hành vi hành hạ người khác có bị đi tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Hành vi hành hạ người khác có bị đi tù không?
Tội hành hạ người khác được quy định tại điều 140. Được thiết kế thành 2 khoản, trong đó khoản 1 là cấu thành cơ bản của tội này; khoản 2 là cấu thành tăng nặng với 2 trường hợp cụ thể:
Thứ nhất, Hành vi phạm tội người phạm tội
Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại; kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ.
Nếu hành vi này có gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị tuy cứu về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Về hành vi khách quan: tương tự như hành vi khách quan của tội bức tử. Chỉ khác nhau ở chỗ: trong tội hành hạ người khác, người bị hành hạ không tự sát; nên có thể nói tội hành hạ người khác là hành vi khách quan của tội bức tử.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả.
Hậu quả từ hành vi hành hạ; đối với nạn nhân không phải là căn cứ để xác định có; hay không việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người phạm tội.
Đây là tội có cấu thành hình thức, tức là chỉ cần xác định có hành vi hành hạ, ngược đãi người có quan hệ lệ thuộc theo cấu thành tội phạm mô tả là đã đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên cần lưu ý, việc hành hạ phải là đối xử tàn án và có hệ thống; lặp đi lặp lại nhiều lần; thì mới có khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi.
Thứ hai, về phía nạn nhân
Người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội. Nếu bị hành hạ nhưng không có mối quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ. Thì người có hành vi hành hạ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác. Mà tuỳ vào hành vi cụ thể mà người có hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Mối quan hệ lệ thuộc giữa người phạm tội với người bị hại là lệ thuộc về vật chất, về tinh thần. Mối quan hệ này bắt nguồn từ quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên ); quan hệ thầy trò, quan hệ tôn giáo, quan hệ giữa người làm công với chủ; nhất là đối với một số nhà hàng khách sạn tư nhân… Thông thường người bị hại trong tội phạm này. Bị hành hạ ngược đãi, nhưng không dám kêu; hoặc phản ứng mà cam tâm chịu đựng; họ chỉ tố cáo khi mối quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc bị người khác tố cáo.
Hình phạt
Theo quy định “Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Tức là nếu có hành vi hành hạ người khác thỏa mãn cấu thành tội phạm; không rơi vào các trường hợp tăng nặng tại khoản 2. Thì người thực hiện hành vi có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác.
Theo quy định tại khoản 2 điều 140 thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau; hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Đây là các đối tượng yếu thế trong xã hội và thường rơi vào nhóm bị lệ thuộc. Do những nhược điểm về thể chất của bản thân họ từ hoàn cảnh hoặc tuổi tác gây ra.
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên: Đây là trường hợp dùng hậu quả trên thực tế để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi hành hạ người khác. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải xử lý nghiêm hơn so với những hành vi hành hạ; mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng so với mức độ nêu trên. Cũng bởi vậy mà sẽ có những hậu quả gây ra sự rối loạn về tâm thần khiến cho nạn nhân chịu ảnh hưởng cả về sau này.
- Đối với 02 người trở lên: Là trường hợp xác định số nạn nhân để làm căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đây là tình tiết tăng nặng thông thường bắt gặp trong nhiều tội phạm.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đối xử tàn ác, được hiểu là hành vi gây ra sự đau đớn về thể xác (và tinh thần); đối với nạn nhân dưới các hình thức như đánh đập, bỏ đói, có; hoặc không kèm theo việc chửi mắng thậm tệ.
Là hành vi đối xử tàn ác gây đau đớn về thể xác, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Khách thể bị tội này xâm phạm là quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc.
– Lệ thuộc về quan hệ xã hội. Thông thường là các mối quan hệ lệ thuộc sau đây: Giữa thầy giáo với học sinh; giữa thầy thuốc với người bệnh, giữa cán bộ quản giáo; đối với phạm nhân; giữa chủ với người làm thuê…
– Lệ thuộc về quan hệ công tác: Là mối quan hệ lệ thuộc giữa nhân viên với thủ trưởng, giữa cấp trên với cấp dưới trong các cơ quan, tổ chức.
– Lệ thuộc về tôn giáo: Là mối quan hệ giữa những người có chức sắc trong các tổ chức tôn giáo đối với các tín đồ của tôn giáo đó.