Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc đưa một sáng chế vào giải quyết công việc theo một phương pháp mới rất được khuyến khích. Sáng chế có khả năng ứng dụng cao không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho việc thực hiện các công việc mà còn mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho chủ sở hữu sáng chế. Đây chính là nguyên nhân mà sáng chế là một trong những đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Vậy một sáng chế làm thế nào để được pháp luật công nhận? Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế diễn ra như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Tìm hiểu chung về sáng chế
Sáng chế là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Điều kiện để được bảo hộ sáng chế
Bằng sáng chế tại Việt Nam sẽ được cấp độc quyền nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Tính mới: mới trên phạm vi toàn thế giới, nghĩa là trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế giải pháp kỹ thuật được nêu ra trong sáng chế chưa từng được biết đến trên toàn thế giới
- Tính sáng tạo (không áp dụng cho giải pháp hữu ích): nghĩa là không phải người có trình độ trung bình nào trong cùng lĩnh vực cũng có thể tạo ra được.
- Khả năng ứng dụng công nghiệp: có thể được sản xuất hàng loạt hay không?
Việc đánh giá tính mới, tính sáng tạo sẽ được tiến hành trên phạm vi toàn thế giới, thay vì chỉ tập trung vào dữ liệu của Việt Nam.
Xem thêm: Điều kiện để cấp văn bằng đăng kí sáng chế
Các đối tượng không được bảo hộ sáng chế
Theo luật sở hữu trí tuệ, những đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Hồ sơ đăng ký sáng chế
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký, hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:
- 02 tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế (Mẫu);
- 02 bản mô tả sáng chế (Gồm: phần mô tả; yêu cầu bảo hộ; hình vẽ nếu có);
- 02 bản tóm tắt sáng chế đăng ký;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài ra cần phải chuẩn bị các tài liệu khác gồm:
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như đã nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục SHTT
Bước 3: Nhận kết quả Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục SHTT cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.
Đăng ký sáng chế ở đâu?
Đăng ký sáng chế có thể được thực hiện bằng một trong hai biện pháp:
- Đăng ký trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ (NOIP);
- Đăng ký thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ. Đây là cách thức bắt buộc đối với người nộp đơn sáng chế không có quốc tịch Việt Nam. Đối với người nộp đơn có quốc tịch Việt Nam thì nộp đơn thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ cũng được khuyến nghị bởi hồ sơ đăng ký sáng chế rất chuyên biệt và đòi hỏi luật sư sở hữu trí tuệ chuyên sâu để hướng dẫn.
Chi phí đăng ký sáng chế
Chi phí đăng ký sáng chế là khoản phí chủ đơn đăng ký cần nộp cho Cục sở hữu trí tuệ để làm căn cứ thẩm định đơn đăng ký. Chi phí sẽ được tính như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
- Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thời gian bảo hộ của sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký và không được gia hạn thời gian bảo hộ.
Thẩm định đơn đăng ký sáng chế: 01 tháng tính từ ngày nhận đơn. Trong giai đoạn này, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Sau đó xác nhận tính hợp lệ hoặc không hợp lệ của đơn đăng ký
Đăng ký sáng chế có tính chất lãnh thổ. Điều đó có nghĩa là đăng ký sáng cế ở quốc gia nào thì được bảo hộ độc quyền tại quốc gia đó. Vì vậy, để được bảo hộ sáng chế sang một nước khác thì người nộp đơn đăng ký sáng chế cần phải tiến hành đăng ký sang nước mà mình muốn bảo hộ.