Xin chào Luật sư X. Tôi hiện nay đang sinh sống tại một vùng biên giới và có mong muốn mở rộng diện tích đất của nhà mình để trồng cây ăn quả, thu lợi ích kinh tế. Nhà tôi có gần khu đất quốc phòng được cấp cho quân nhân nên muốn mua một phần diện tích đất này để sử dụng. Tôi thắc mắc rằng đất quốc phòng cấp cho quân nhân có được chuyển nhượng hay không? Quy định pháp luật về đất quốc phòng như thế nào? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Đất quốc phòng là gì?
Đất quốc phòng trong tiếng Anh có nghĩa là Land for National Defense and Security Purpose: là đất được Nhà nước giao cho các đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng vào mục đích quân sự, quốc phòng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Vai trò của đất quốc phòng là gì?
Đất quốc phòng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, các khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, góp phần tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng gắn với phát triển kinh tế – xã hội trên từng địa bàn ở nước ta. Vai trò của đất quốc phòng luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân, các đơn vị quân đội và được thể hiện ở một số nội dung như:
(1) Đất quốc phòng ở những địa điểm để quân đội trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng. Việc xây dựng doanh trại, trụ sở làm việc; căn cứ quân sự; công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng; ga, cảng quân sự; xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ quốc phòng; xây dựng kho bãi của quân đội và xây dựng thao trường, bãi tập bắn, bãi huỷ vũ khí thể hiện rõ nét vai trò này. Việc xây dựng các công trình kể trên thể hiện vai trò trực tiếp đối với hoạt động quốc phòng toàn dân, thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội, có tính chất đe doạ đối với kẻ thù.
(2) Đất quốc phòng cũng là nơi quân đội thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quốc phòng, thể hiện ở việc xây dựng các trung tâm đào tạo, huấn luyện; bệnh viện, nhà an dưỡng của quân đội; xây dựng nhà công vụ của quân đội; xây dựng các cơ sở giam giữ và giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý. Những nhiệm vụ này không trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng thủ hay chiến đấu, nhưng có tác dụng bổ trợ cho các hoạt động kể trên.
(3) Đất quốc phòng chiếm lĩnh vị trí trọng yếu của đất nước. Các vị trí của đất quốc phòng ngoài việc được đặt ở những nơi quan trọng, hiểm yếu để phòng thủ đất nước, còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống và hỗ trợ bảo vệ nhân dân trong những trường hợp đặc biệt, đó là các đơn vị quân đội đóng ở các đảo xa có thể hỗ trợ nhân dân ứng phó với bão biển, hoặc các đơn vị đóng quân ở khu vực miền núi có thể giữ đất, giữ rừng không bị xâm phạm.
(4) Đất quốc phòng được đưa vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đã góp phần rèn luyện thể lực bộ đội, cải thiện đời sống thông qua việc chăn nuôi, trồng trọt; liên doanh, liên kết, khai thác công trình đã đóng góp một phần ngân sách quốc phòng đảm bảo hoạt động cho quân đội.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất đai, trong đó có đất quốc phòng, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
Đất quốc phòng được sử dụng với mục đích gì?
Khoản 1 Điều 148 Luật Đất đai 2013 quy định các mục đích gồm:
1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
2. Xây dựng căn cứ quân sự;
3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa. Và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
4. Xây dựng ga, cảng quân sự;
5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học. Và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Đất quốc phòng cấp cho quân nhân có được chuyển nhượng?
Căn cứ quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị quyết 132/2020/QH14 quy định về quyền, nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:
1. Được sử dụng đất quốc phòng, an ninh và tài sản gắn liền với đất để thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo đúng phương án đã được phê duyệt.
2. Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
4. Nộp tiền sử dụng đất hằng năm theo quy định tại Nghị quyết này.
5. Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
6. Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.
Theo đó, đất quốc phòng phải được sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt. Đồng thời, không được phép chuyển nhượng. Như vậy, bạn không thể mua bán, chuyển nhượng đất quốc phòng.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Năm 2023 đất quốc phòng cấp cho quân nhân có được chuyển nhượng?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn ly hôn thuận tình cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch năm 2023
- Mức xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự như thế nào?
- Quy định phong thăng quân hàm quân đội hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Đất quốc phòng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, người sử dụng đất quốc phòng không được sử dụng đất quốc phòng với mục đích khác;
– Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
– Đất là đối tượng chuyển quyền không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 1987 đã có những quy định đối với đất quốc phòng. Điều 38 Luật Đất đai năm 1987 quy định: Việc sử dụng đất vào mục đích quốc phòng phải tuân theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Khi sử dụng đất phải triệt để tiết kiệm và hạn chế đến mức thấp nhất những trở ngại cho việc sử dụng đất đai của vùng lân cận.