Chào Luật sư, để có thêm kiến thức về việc sử dụng Internet Banking được an toàn và đảm bảo hơn nên tôi đã đi tìm hiểu về Luật chuyển tiền nhầm tài khoản. Tuy nhiên do Luật của Việt Nam luôn luôn thay đổi nên tôi không thể tìm được Luật chuyển tiền nhầm tài khoản hiện hành. Luật sư có thể cung cấp cho tôi các thông tin về Luật chuyển tiền nhầm tài khoản mới năm 2023 được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay do việc chuyển tài khoản cho người khác trở nên khá phổ biến nên đã có rất nhiều người do sơ xuất bất cẩn đã chuyển nhầm tiền cho một tài khoản ngân hàng khác mà mình không mong muốn. Chính từ sự việc xui rủi ấy đã làm xảy ra rất nhiều việc khiến cho người sử dụng tài khoản ngân hàng đứng trước nguy cơ bị mất tiền một cách oan uổng. Nên hiện nay việc biết được về các thông tin Luật chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng rất quan trọng đối với nhiều người dân Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì Luật chuyển tiền nhầm tài khoản mới năm 2023 được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật chuyển tiền nhầm tài khoản mới năm 2023. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Văn bản hợp nhất 21/VBHN-NHNN
Chuyển tiền qua tài khoản là gì?
Chuyển tiền qua tài khoản chính là việc bạn sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trên trên Internet hay còn gọi với cái tên là Internet Banking.
Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-NHNN quy định như sau:
– Dịch vụ ngân hàng trên Internet (Internet Banking) là các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ trung gian thanh toán được các đơn vị cung cấp thông qua mạng Internet.
– Hệ thống Internet Banking là một tập hợp có cấu trúc các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng truyền thông và an ninh bảo mật để sản xuất, truyền nhận, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số phục vụ cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ Internet Banking.
Luật chuyển tiền nhầm tài khoản mới năm 2023
Hiện nay tại Việt Nam không có luật nào mang tên là Luật chuyển tiền nhầm tài khoản mới năm 2023 mà các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trước việc chuyển tiền nhầm tài khoản sẽ được quy định chi tiết và tổng hợp tại Văn bản hợp nhất 21/VBHN-NHNN và các luật khác.
Theo quy định tại Điều 18 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-NHNN quy định về việc hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking như sau:
– Đơn vị phải xây dựng quy trình, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng các phần mềm, ứng dụng, thiết bị thực hiện các giao dịch Internet Banking và cung cấp, hướng dẫn khách hàng sử dụng các quy trình, tài liệu này.
– Đơn vị phải hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật khi sử dụng dịch vụ Internet Banking, tối thiểu gồm các nội dung sau:
- Bảo vệ bí mật mã khóa bí mật, OTP và không chia sẻ các thiết bị lưu trữ các thông tin này;
- Cách thiết lập mã khóa bí mật và thay đổi mã khóa bí mật tài khoản truy cập theo định kỳ tối thiểu một năm một lần hoặc khi bị lộ, nghi bị lộ;
- Không dùng máy tính công cộng để truy cập, thực hiện giao dịch Internet Banking;
- Không lưu lại tên đăng nhập và mã khóa bí mật trên các trình duyệt web;
- Thoát khỏi ứng dụng Internet Banking khi không sử dụng;
- Nhận dạng và hành động xử lý một số tình huống lừa đảo, giả mạo website;
- Yêu cầu cài đặt, sử dụng phần mềm diệt vi rút trên thiết bị cá nhân sử dụng để giao dịch Internet Banking;
- Lựa chọn các giải pháp xác thực có mức độ an toàn, bảo mật phù hợp với nhu cầu của khách hàng về hạn mức giao dịch;
- Cảnh báo các rủi ro liên quan đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking;
- Không sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khóa để tải và sử dụng phần mềm ứng dụng Internet Banking, phần mềm tạo OTP.
- Thông báo kịp thời cho đơn vị khi phát hiện các giao dịch bất thường;
- Thông báo ngay cho đơn vị các trường hợp: mất, thất lạc, hư hỏng thiết bị tạo OTP, số điện thoại nhận tin nhắn SMS, thiết bị lưu trữ khóa bảo mật tạo chữ ký số; bị lừa đảo hoặc nghi ngờ bị lừa đảo; bị tin tặc hoặc nghi ngờ bị tin tặc tấn công.
– Đơn vị phải cung cấp cho khách hàng thông tin về đầu mối tiếp nhận thông tin, số điện thoại đường dây nóng và chỉ dẫn cho khách hàng quy trình, cách thức phối hợp xử lý các lỗi và sự cố trong quá trình sử dụng dịch vụ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-NHNN quy định về về chế độ báo cáo như sau:
– Báo cáo đột xuất:
- Khi xảy ra các sự cố mất an toàn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Internet Banking trong vòng 05 ngày kể từ thời điểm phát sinh sự cố hoặc phát hiện sự cố, đơn vị phải gửi báo cáo theo nội dung sau:
- Thời gian, địa điểm phát sinh sự cố;
- Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng khi xảy ra sự cố;
- Nguyên nhân sự cố;
- Đánh giá rủi ro, ảnh hưởng đối với hệ thống Internet Banking và các hệ thống khác có liên quan;
- Tình hình thiệt hại;
- Các biện pháp đã thực hiện để khắc phục sự cố, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro;
- Kiến nghị, đề xuất.
- Các trường hợp báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại tiền được hay không?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán như sau:
– Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
- Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;
- Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;
- Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
- Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
– Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:
- Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản;
- Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư này;
- Kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
- Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình;
- Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;
- Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình;
- Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;
- Không được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì khi bạn chuyển tiền nhầm tài khoản bạn sẽ có quyền lấy lại được tiền của mình, tuy nhiên muốn nhận lại tiền khi chuyển nhằm bạn phải có đủ bằng chứng chứng minh giao dịch chuyển nhầm của bạn.
Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản ngân hàng?
Thứ nhất: Thu thập các thông tin chứng minh là bạn đã chuyển tiền nhầm tài khoản.
– Ảnh chụp màn hình điện thoại về việc ghi nhận giao dịch bị chuyển nhầm cảu bạn;
– Biến động số dư sau khi chuyển;
– Thông tin tài khoản của bạn;
– Thông tin tài khoản của người bị chuyển nhầm;
– Thông tin tài khoản của người chuyển đúng;
– Thời gian thực hiện giao dịch;
Thứ hai: Thông báo thông tin với ngân hàng.
Sau khi có các thông tin trên bạn cần liên hệ với ngân hàng trong thời gian gần nhất, có thể trực tiếp tại quầy giao dịch hặc qua hotline của ngân hàng nơi đăng ký tài khoản của bạn. Đều này sẽ giúp bạn được tư vấn các thức giải quyết việc lấy lại tài khoản ngân hàng.
Thứ ba: Làm việc trực tiếp với ngân hàng để giải quyết việc chuyển tiền nhằm tài khoản.
Sau khi nhận được tin báo từ người chuyển nhầm tài khoản và các minh chứng về việc bạn chuyển nhầm tiền, ngân hàng sẽ tiến hành mời bạn đến ngân hàng làm việc trực tiếp để đối chiếu các thông tin mà bạn đã cung cấp, để làm thủ tục hoàn tiền lại cho bạn.
Thứ tư: Lấy lại tiền đã chuyển khoản.
Sử dụng tiền mà người khác chuyển nhầm có bị phạt tiền?
Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm giữ tài sản của người khác:
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi chiếm giữ tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng và kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại tài sản cho người khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm giữ tài sản của người khác:
Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì Tội chiếm giữ trái phép tài sản được quy định như sau:
– Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Có khởi kiện được khi bị lừa đảo qua mạng không?
- Đa cấp lừa đảo sinh viên như thế nào?
- Xử lý hành vi lừa đảo chuyển tiền cho vay như thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Luật chuyển tiền nhầm tài khoản mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ Internet Banking phải được xác thực tối thiểu bằng tên đăng nhập và mã khóa bí mật đáp ứng các yêu cầu sau:
– Tên đăng nhập phải có độ dài tối thiểu sáu ký tự; không được sử dụng toàn bộ ký tự trùng nhau hoặc liên tục theo thứ tự trong bảng chữ cái, chữ số;
– Mã khóa bí mật phải có độ dài tối thiểu sáu ký tự, bao gồm các ký tự chữ và số, có chứa chữ hoa và chữ thường hoặc các ký tự đặc biệt. Thời gian hiệu lực của mã khóa bí mật tối đa 12 tháng.
– Đối với việc truy cập hệ thống Internet Banking bằng trình duyệt, đơn vị phải có biện pháp chống đăng nhập tự động.
Phần mềm ứng dụng Internet Banking phải có tính năng bắt buộc khách hàng thay đổi mã khóa bí mật ngay lần đăng nhập đầu tiên; khóa tài khoản truy cập trong trường hợp bị nhập sai mã khóa bí mật liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định. Đơn vị chỉ mở khóa tài khoản khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện mở khóa tài khoản, bảo đảm chống gian lận, giả mạo.
Phần mềm ứng dụng Internet Banking trên thiết bị di động do đơn vị cung cấp phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 7 Thông tư này và các yêu cầu sau:
– Đơn vị phải chỉ rõ đường dẫn trên website hoặc kho ứng dụng để khách hàng tải và cài đặt phần mềm ứng dụng Internet Banking trên thiết bị di động.
– Phần mềm ứng dụng phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ để hạn chế dịch ngược.
– Phần mềm ứng dụng phải xác thực người dùng khi truy cập và không có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập. Trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định, phần mềm ứng dụng phải tự động khóa tạm thời không cho người dùng tiếp tục sử dụng
– Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải có cơ chế bảo vệ và phân quyền truy cập đối với các tài nguyên cơ sở dữ liệu.
– Hệ thống Internet Banking phải có cơ sở dữ liệu dự phòng thảm họa có khả năng thay thế cơ sở dữ liệu chính và bảo đảm không mất dữ liệu giao dịch trực tuyến của khách hàng.
– Đơn vị phải có biện pháp giám sát, ghi nhật ký truy cập cơ sở dữ liệu và các thao tác khi truy cập cơ sở dữ liệu.