Hiện nay, bà nội tôi chuẩn bị kinh doanh quán bán đồ ăn sáng. Hầu hết các món ăn đều là những món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam như phở, bún bò, bún thịt nướng,bánh canh,.. Bà nội tôi cam đoan rằng tất cả mọi nguyên liệu để nấu những món ăn đều là những nguyên liệu sạch và rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, tôi biết rằng để quán của bà có thể đi vào hoạt động thì bắt buộc phải có giấy cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy theo pháp luật quy định VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm như thế nào? Theo quy định các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết ” VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm ” của Luật sư X để giải đáp thắc mắc nhé. Rất mong bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Căn cứ pháp lý
Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
Vậy có những tiêu chuẩn nào để biết được thực phẩm có an toàn, vệ sinh hay không. Hiện nay, trên thế giới mỗi nước sẽ có điều luật, quy định riêng về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, chúng đều được dựa trên 02 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points)
- HACCP – Phân tích mối nguy và những điểm kiểm soát tới hạn. Là tiêu chuẩn tiếp cận dựa trên xác định rủi ro, và có hệ thống để ngăn ngừa ô nhiễm sinh – hóa học và vật lý của thực phẩm trong môi trường sản xuất , đóng gói và phân phối.
- Khái niệm HACCP được thiết kế để chống lại những mối nguy hiểm đến sức khỏe bằng cách xác định vấn đề an toàn thực phẩm tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra; thay vì kiểm tra các thực phẩm về các mối nguy hiểm sau thực tế. Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải kiểm soát chất gây ô nhiễm tại một số các điểm chính trong quy trình sản xuất thực phẩm; tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc vệ sinh trong suốt quá trình sản xuất và phân phối.
Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices)
- GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng được quốc tế công nhận để sản xuất sản phẩm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, bổ sung chế độ ăn uống, mỹ phẩm và các thiết bị y tế.
- Các hướng dẫn này đưa ra những nguyên tắc chung mà cơ sở nhà sản xuất phải thực hiện. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm luôn có chất lượng cao trong khâu chế biến, sản xuất, phân phối; đồng thời an toàn cho người sử dụng. Bao gồm kiểm tra sản thực phẩm bắt buộc tại các điểm kiểm soát quan trọng.
Tại Việt Nam; để kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, doanh nghiệp, cá nhân cần có đầy đủ giấy tờ theo quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy trình sản xuất . Một số giấy tờ cần thiết như:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP.
- Giấy kiểm nghiệm thực phẩm
- Giấy kiểm nghiệm môi trường (đối với các cơ sở sản xuất)
- Và một vài giấy tờ khác tùy theo loại thực phẩm đang kinh doanh.
Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Vậy để đề phòng việc ngộ độc, nhiễm độc, tử vong do thực phẩm bẩn hay mất vệ sinh. Cả cộng đồng cần phải chung tay như thế nào để giữ gìn vệ sinh cũng như sáng suốt trong quá trình sử dụng thực phẩm.
Người tiêu dùng:
Một số cách đảm bảo an toàn thực phẩm khi ăn uống, lựa chọn, và chế biến thực phẩm:
- Lựa chọn các cơ sở kinh doanh thực phẩm uy tín, đầy đủ giấy phép, và ko có lịch sử gây ngộ độc thực phẩm.
- Khi chế biến cần phải rửa sạch tay, bề mặt thớt và nơi sơ chế.
- Không dùng chung vật đựng đồ sống, đồ chín. Vì có thể lây nhiễm chéo vi khuẩn và ký sinh trùng từ đồ sống sang đồ chín
- Ăn chín, uống sôi. Không nên ăn thực phẩm sống. Bởi thực phẩm sống thường chứa nhiều giun, sán, các vi sinh vật và vi trùng có hại cho cơ thể.
- Bảo quản thực phẩm luôn ở nhiệt độ thích hợp.
- Không ăn đồ đã để lâu, mốc hư hỏng.
- Không mua thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, và không được kiểm nghiệm.
- Nên sử dụng thực phẩm tươi sống để chế biến. Bởi thực phẩm để lâu dễ hỏng, gây hại cho cơ thể.
Doanh Nghiệp, Công Ty
- Tuân thủ quy định của nhà nước, thế giới về mọi tiêu chuẩn trong giữ gìn VSATTP.
- Theo dõi sát sao quy trình chuẩn bị sản xuất, phân phối sản phẩm để đảm bảo chất lượng
- Kiểm soát nguồn nguyên vật liệu an toàn và vệ sinh. Không chế biến vượt mức các loại phụ gia thực phẩm cho phép gây ra nguy hại đến người tiêu dùng
- Thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ thường xuyên. Đảm bảo, cải tạo lại quy trình sản xuất khi cần thiết.
VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
“Điều 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm cho thực phẩm không bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và thực hiện các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm; có trách nhiệm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua đường thực phẩm.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng, chống bệnh truyền nhiễm.”
Lệ phí làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Chi phí để có được giấy phép an toàn thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở mỗi giai đoạn của thủ tục, bạn cần phải trả một khoản phí khác. Luật Quốc Bảo xin chia sẻ một số quy định các khoản phí sau.
- Căn cứ theo thông tư số số 149/2013/TT-BTC đã được ban hành ngày 29/10/2013.
Lệ phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần
- Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần
- Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ
- Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….trong và sau khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP
Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Mức phí là 500.000 đồng/lần và được áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng đủ các điều kiện liên quan tới giấy phép vệ sinh ATTP.
Phí thẩm định cơ sở xin cấp giấy chứng nhận ATTP
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn đến 500 suất ăn: 600.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên: 700.000 đồng/lần/cơ sở
Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ
- Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 500.000 đồng/lần/cơ sở
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “VSATTP trong phòng chống bệnh truyền nhiễm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký xe. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Một số nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất 2022
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định mới nhất hiện hành về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành bao gồm 3 phương pháp như sau:
+ Phương thức kiểm tra giảm: là hình thức kiểm tra chứng từ tối đa 5% tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm, do cơ quan hải quan lựa chọn và thực hiện. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp hàng hóa đã được cơ quan có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế về công nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên xác nhận đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đối với lô hàng, theo quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc đã đáp ứng yêu cầu nhập khẩu ba lần liên tiếp trong vòng 12 tháng theo phương pháp kiểm tra thông thường, hoặc được sản xuất tại các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
+ Kiểm tra thông thường: là hình thức chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng đối với những trường hợp không thuộc diện kiểm tra giảm và chặt chẽ.
+ Kiểm tra chặt chẽ: kiểm tra hồ sơ kết hợp với lấy mẫu để kiểm nghiệm: áp dụng đối với lô hàng không đáp ứng yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước hoặc không đáp ứng yêu cầu trong thời gian thanh tra, kiểm tra (nếu có). hoặc có cảnh báo từ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài hoặc nhà sản xuất.
Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Căn cứ Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
+)Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
+) Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+) Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật An toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
+) Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010.