Cách đây một tuần, đám cưới của tôi và anh chồng người nước Úc đã diễn ra. Đồng thời chúng tôi cũng đã hoàn thành việc đăng ký kết hôn hợp pháp. Hai vợ chồng tôi đã quyết định qua tháng sau sẽ định cư ở nước Úc. Vợ chồng tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hộ chiếu để lên máy bay. Tuy nhiên, con gái riêng của tôi chỉ mới 11 tuổi, con bé chưa được làm hộ chiếu. Nếu chưa có hộ chiếu thì con gái tôi có được nhập cảnh Úc không. Vậy theo quy định trẻ em có cần hộ chiếu khi đi nước ngoài không? Pháp luật quy định thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài như thế nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết ” Trẻ em có cần hộ chiếu khi đi nước ngoài không? ” của Luật sư X để giải đáp thắc mắc nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019
- Thông tư 13/2019/TT-BGTVT
- Thông tư 41/2020/TT-BGTVT
- Thông tư 25/2021/TT-BTC
Quy định của pháp luật về hộ chiếu
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 2, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định về khái niệm hộ chiếu như sau:
“Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân”
Như vậy, theo quy định này ta có thể hiểu rằng hộ chiếu là một giấy tờ rất quan trọng dung để chứng minh về nhân thân và quốc tịch của công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
Một cuốn sổ hộ chiếu sẽ bao gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại…..
Hiện nay pháp luật nước ta quy định có 03 loại hộ chiếu được lưu hành sử dụng:
Một là, Hộ chiếu ngoại giao cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác. Loại hộ chiếu này có đặc điểm để nhận dạng đó là trang bìa màu nâu đỏ.
Hai là, Hộ chiếu công vụ được cấp cho đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác. Loại hộ chiếu này có đặc điểm để nhận dạng đó là trang bìa màu xanh lá cây đậm
Ba là, Hộ chiếu phổ thông, cấp cho công dân Việt Nam. Loại hộ chiếu này có đặc điểm để nhận dạng đó là trang bìa màu xanh tím
Ngoài ra, về mẫu hộ chiếu thì hiện tại theo quy định của luật Xuất nhập cảnh có 02 mẫu hộ chiếu gồm: Hộ chiếu có gắn chíp điện tử và Hộ chiếu không gắn chíp điện tử.
Công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử. Còn đối với công dân Việt Nam trên 14 tuổi sẽ được cấp một trong hai loại mẫu hộ chiếu nêu trên là hộ chiếu có gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử.
Quy định của pháp luật về vấn đề xuất cảnh đối với trẻ em đi nước ngoài
Trẻ em khi đi nước ngoài cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể là căn cứ theo quy định tại điều 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về nguyên tắc xuất cảnh đối với trẻ em đi nước ngoài. Theo đó, ta có thể xác định khi đi nước ngoài trẻ em cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
Một là, phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hai là, việc đi ra nước ngoài của trẻ em đó phải bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Ba là, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.
Bốn là, nếu có hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khi đi ra nước ngoài trẻ em cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về những việc được làm và không được làm trong quá trình xuất cảnh. Cụ thể là các hành vi bị nghiêm trong xuất cảnh cấm theo quy định tại Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 :
Thứ nhất, không được cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
Thứ hai, nghiêm cấm hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
Thứ ba, nghiêm cấm hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định. Thứ tư, không được phép sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
Thứ năm, Không được thực hiện các hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
Thứ sáu, không được phép tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
Thứ bảy, nghiêm cấm hành vi lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy, khi đưa trẻ em đi nước ngoài bạn cần phải đồng thời đảm bảo thực hiện các nguyên tắc chung về việc xuất cảnh cho trẻ em khi đi nước ngoài và không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm, cần tuân thủ thực hiện để tránh vi phạm pháp luật.
Trẻ em có cần hộ chiếu khi đi nước ngoài không?
Liên quan đến vấn đề trẻ em có bắt buộc phải làm hộ chiếu khi đi nước ngoài không? Trước hết, ta cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật về điều kiện xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam như thế nào. Cụ thể, căn cứ theo Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có thể xác định được khi xuất cảnh bạn cần đáp ứng những điều kiện như:
Thứ nhất, người xuất cảnh phải có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
Thứ hai, người xuất cảnh bắt buộc phải có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
Thứ ba, người xuất cảnh phải là người không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, trường hợp người xuất cảnh là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định , hoặc là người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Theo quy định này có thể hiểu bất kỳ công dân Việt Nam nào khi xuất cảnh cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định đó mà không phân biệt người lớn hay trẻ em.Hay nói cách khác dễ hiểu hơn đó là đối với trẻ em khi đi nước ngoài, cũng bắt buộc phải làm hộ chiếu đầy đủ. Đặc biệt theo quy định này thì người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Tóm lại, đối với trẻ em dưới 14 tuổi khi đi nước ngoài thì bắt buộc phải làm hộ chiếu, thị thực đầy đủ, trừ trường hợp đến quốc gia miễn thị thực cho người Việt Nam và người đại diện hợp pháp đi cùng. Còn đối với trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ cần làm hộ chiếu và thị thực trừ trường hợp đến quốc gia miễn thị thực cho người Việt Nam.
Ngoài việc đảm bảo các điều kiện liên quan đến hộ chiếu, thị thực thì khi đi nước ngoài trẻ em cũng cần thêm một số giấy tờ quan trọng khác mà pháp luật quy định. Cụ thể là các giấy tờ theo quy định tại phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 85 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT:
Một là, vé máy bay, có đầy đủ các thông tin cá nhân: Số vé, Họ và tên hành khách, Số hiệu chuyến bay, Đường bay, Mã (code) của từng hành khách.
Ngoài ra, trẻ em từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi cần chuẩn bị thêm: Thẻ thường trú, thẻ tạm trú; Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
Còn đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cần chuẩn bị thêm: bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em đi nước ngoài
Như đã phân tích ở trên khi trẻ em muốn ra nước ngoài thì bắt buộc phải có hộ chiếu. Vậy, khi thực hiện việc cấp hộ chiếu cho trẻ em thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Trường hợp 1: Trẻ em dưới 14 tuổi
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ tài liệu sau đây:
Tờ khai hộ chiếu có dán ảnh cỡ 4×6;
Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh – Hai ảnh cỡ 4×6.
Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha hoặc mẹ
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đày đủ hồ sơ giấy tờ nêu trên thì bạn nộp hồ sơ đến phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú.
Trong vòng không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu.
Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp.
Trường hợp 2: Trẻ em từ đủ 14 – 16 tuổi
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Tờ khai làm hộ chiếu.
Hai ảnh 4×6.
Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn giá trị.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đày đủ hồ sơ giấy tờ nêu trên thì bạn nộp hồ sơ đến Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh bất kỳ tỉnh, thành nào thuận tiện( trong trường hợp trẻ đã có Căn cước công dân) hoặc Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi cư trú ( trong trường hợp trẻ chưa có Căn cước công dân)
Bạn có thể đến nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp online.
Trong vòng không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu.
Lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp theo Thông tư 25/2021/TT-BTC.
Như vậy, từ những lập luận và phân tích nêu trên có thể khẳng định rằng trẻ em khi đi nước ngoài bắt buộc phải có hộ chiếu theo quy định của pháp luật.
hông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trẻ em có cần hộ chiếu khi đi nước ngoài không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên bố trong giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em 2023
- Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em theo quy định
- Giấy tờ tùy thân của trẻ em theo quy định pháp luật
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trả kết quả cho người đề nghị.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
– Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
(khoản 7 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định về mức thu phí, lệ phí như sau:
“Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Phí cấp thị thực và các giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài thu bằng đồng Việt Nam, đồng Đôla Mỹ (USD). Đối với mức thu quy định bằng USD thì được thu bằng USD hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ USD ra đồng Việt Nam áp dụng tỷ giá USD mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.”
Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định lệ phí khi cấp hộ chiếu cho trẻ sơ sinh là 200.000 đồng.
Căn cứ Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:
“1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.”
Theo đó, con gái bạn 4 tuổi sẽ được cấp hộ chiếu phổ thông riêng có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.