Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều loại giao dịch theo pháp luật dân sự, chẳng hạn như mua, bán, tặng cho và thừa kế. Tuy nhiên, việc hoàn thành các giao dịch có thể không phải lúc nào cũng thành công hoặc hợp pháp. Khi giao kết hợp đồng, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà các bên mong muốn là hợp đồng luôn có hiệu lực và được thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, hợp đồng có thể trở nên vô hiệu và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của ít nhất một bên trong quan hệ hợp đồng. Bạn đọc có thể tham khảo quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần trong bài viết sau đây nhé!
Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực
Không phải giao dịch dân sự nào cũng có hiệu lực pháp luật. Cụ thể thì giao dịch được thiết lập khi đáp ứng được các điều kiện về chủ thể; về mục đích tham gia; về nội dung của giao dịch, …
Điều 117 Bộ luật dân sự, các điều kiện cần phải đáp ứng:
Về chủ thể; Chủ thể tham gia phải có năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi này phải phụ thuộc vào loại giao dịch theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như giao dịch mua bán về nhà đất, độ tuổi phải là tuổi từ 18 tuổi trở lên; dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của người đại diện.
Về năng lực pháp luật dân sự ;thì pháp luật yêu cầu người tham gia vào quan hệ này phải có tính tự nguyện. Tính tự nguyện trong quan hệ dân sự luôn được pháp luật đề cao. Ở đây, các bên có thể tự do thỏa thuận về nội dung về giao dịch tất nhiên phải xuất phát từ tính tự nguyện.
Về mục đích và nội dung của giao dịch. Giao dịch dân sự được thiết lập không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Pháp luật cấm các giao dịch phát sinh vi phạm đọa đức xã hội; chẳng hạn như quan hệ mua bán dâm,…
Về hình thức của giao dịch. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Ngoài ba hình thức này, giao dịch dân sự sẽ không có hiệu lực. Ngoài ra, nếu các trường hợp giao dịch dân sự luật quy định bắt buộc phải có công chứng, chứng thực; thì phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
Bên cạnh việc quy định về điều kiện có hiệu lực của pháp luật; thì pháp luật cũng hướng dẫn về các trường hợp sẽ bị vô hiệu khi thuộc 1 trong 7 trường hợp sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức; và làm chủ được hành vi của mình
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần năm 2023
Theo Điều 130 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.”
Giao dịch vô hiệu từng phần thông thường là giao dịch có đối tượng gồm nhiều vật khác nhau hoặc có nhóm các công việc khác nhau, mà chủ thể của giao dịch bị nhầm lẫn hoặc chủ thể không có quyền định đoạt đối với một vật cụ thể (vật đó không thuộc quyền sở hữu của chủ thể hoặc vật đó thuộc quyền sở hữu chung mà không có sự thỏa thuận với đồng sở hữu chung hoặc đối tượng của giao dịch là công việc nhưng một hoặc các bên bị nhầm lẫn) thì chỉ phần giao dịch liên quan đến các đối tượng này bị vô hiệu, còn các phần khác của giao dịch vẫn có hiệu lực.
Hậu quả pháp lí của giao dịch vô hiệu
Theo điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự
Về thời điểm vô hiệu của giao dịch: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên trở lại trạng thái ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả vật chất, giá trị tiền tệ sẽ được hoàn lại. Về nguyên tắc chung, nếu đối tượng của giao dịch là sản phẩm thì bên nhận có nghĩa vụ hoàn trả (trả lại) sản phẩm đã nhận cho bên có quyền nếu giao dịch vô hiệu. Nếu không thể hoàn trả vật chất, giá trị tiền tệ sẽ được hoàn lại. Giá trị của hàng hóa sẽ được xác định tại thời điểm điều trần ban đầu. Việc hoàn trả trong trường hợp này có thể so sánh với việc bồi thường thiệt hại về tài sản (đối tượng là đối tượng của giao dịch không còn nữa).
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đó. Giao dịch có các đối tượng là động sản pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu, mà bên thuê, bên mượn, bên mua tài sản này từ bên cho thuê, cho mượn, bên bán…, sau đó giao dịch bị tuyên vô hiệu, thì bên mua, bên thuê, bên mượn động sản không có nghĩa vụ trả lại hoa lợi, lợi tức thu được do khai thác tài sản.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Bên có lỗi trong quan hệ giao dịch như lừa dối, đe dọa, cưỡng ép người khác tham gia giao dịch, khi giao dịch bị tuyên vô hiệu, bên bị tham gia giao dịch trái ý chí tự nguyện bị thiệt hại, thì bên có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép phải bồi thường.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là một khoảng thời gian do pháp luật quy định và khi kết thúc thời hạn của thời hiệu này thì quyền yêu cầu của chủ thể bị triệt tiêu.
Theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm được áp dụng đối với những giao dịch sau đây:
- Giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
- Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn;
- Giao dịch dân sự do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép mà xác lập;
- Giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình;
- Giao dịch dân sự do không tuân thủ hình thức.
Hết thời hạn 02 năm kể từ ngày biết hoặc buộc phải biết có hành vi phạm trong việc xác lập giao dịch dân sự, mà bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của bên có quyền bị xâm phạm, mà không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì mất quyền khởi kiện.
Hết thời hiệu 2 năm mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. Đối với các giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và giao dịch được xác lập do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“1) Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2) Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3) Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”
Mời bạn xem thêm:
- Cách tra cứu thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2023
- Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2023
- Giao dịch cổ phiếu lô lẻ là gì theo quy định năm 2023?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần” hoặc các dịch vụ khác như là mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường găp:
Trường hợp này đơn giản hơn bởi các bên có thể thực hiện sửa đổi; bổ sung hợp đồng bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng; hoặc giao kết hợp đồng mới.Quy định trên được cụ thể hóa như sau:
Điều 11. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động có toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật bị hủy bỏ khi có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.
Mặc dù bị tuyên vô hiệu nhưng pháp luật vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của người lao động từ khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu đến khi ký kết hợp đồng mới sẽ được giải quyết theo nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 1, Khoản 3 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/02/2021) quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, theo đó:
Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.
Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.