Đất đai là tài nguyên có hạn, có giá trị lớn, hiện nay pháp luật quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước sẽ đại diện sở hữu. Để việc đất đai được sử dụng hiệu quả và việc quản nhanh chóng, tạo thuận lợi cho người sử dụng và cơ quan có thẩm quyền thì pháp luật phân chia đất đai thành các nhóm đất khác nhau tương ứng với mục đích sử dụng. Vậy đất dai được phân loại như thế nào? Hiện nay đất dân dụng gồm những loại đất nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đất đai được phân loại như thế nào?
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
Nhóm đất nông nghiệp
Bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Nhóm đất phi nông nghiệp
Bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
Nhóm đất chưa sử dụng
Bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng
Đất dân dụng gồm những loại đất nào?
Đất dân dụng là đất để xây dựng các công trình chủ yếu phục vụ các hoạt động dân dụng bao gồm: đất đơn vị ở hoặc đất ở tại đô thị, đất công trình dịch vụ – công cộng đô thị, đất cây xanh công cộng đô thị và đất hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Thông tư số 01/2021/TT-BXD quy định rõ, chỉ tiêu đất dân dụng bình quân tối thiểu và tối đa toàn đô thị được quy định theo từng loại đô thị. Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại.
Trong đó, chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị (tương ứng với mật độ dân số bình quân toàn đô thị/diện tích đất dân dụng) được quy định: Với đô thị loại I, II: Đất bình quân là 45-60m2/người; Mật độ dân số là 220- 165/ha. Với đô thị loại III, IV: Đất bình quân là 50-80m2/người; Mật độ dân số là 200- 125/ha. Với đô thị loại IV: Đất bình quân là 70-100m2/người; Mật độ dân số là 145- 100/ha….
Đất đơn vị ở
Là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở…; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở… Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở. Tùy theo quy mô và nhu cầu quản lý để bố trí trung tâm hành chính cấp phường. Đất trung tâm hành chính cấp phường được tính vào đất đơn vị ở. Tùy theo giải pháp quy hoạch, trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình ngoài các khu chức năng thành phần của đơn vị ở nêu trên, nhưng đất xây dựng các công trình này không thuộc đất đơn vị ở.
Đất ở đô thị
Đất ở đô thị là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình được quy định để phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân đô thị trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Như vậy, đất ở tại đô thị cũng hiểu theo nghĩa hẹp với khuôn khổ là thửa đất có nhà ở, các công trình xây dựng nhằm phục vụ cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở đô thị. Trước đây, khái niệm đất khu dân cư đô thị được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm nhiều loại đất, trong đó có đất ở tại đô thị. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 (hiện nay là luật đất đai năm 2013), đất ở tại đô thị được cụ thể hoá và giao cho nhiều đối tượng trong nước và nước ngoài sử dụng để xây nhà bán hoặc cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị.
Đất ở đô thị là một khái niệm rất rộng về đất đai được quy định bởi Bộ Tài Nguyên và môi trường. Có thể nói đây là loại đất màu mỡ luôn được các nhà đầu tư săn đón vì nó có thể dùng để mua bán, chuyển đổi và sử dụng linh hoạt. Quý nhà đầu tư hãy cùng tìm hiểu để hiểu nhiều hơn về loại hình đất ở tại đô thị là gì?
Đất công trình dịch vụ – cộng đồng đô thị
Đất công cộng cấp đô thị chính là đất công cộng ở trong khu đô thị để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân trong khu đô thị đó. Bao gồm đất để xây dựng chợ dân sinh, trường học, bệnh viện, làm không gian xanh,…
Hệ thống công trình công cộng trong các khu đô thị mới có 3 kiểu bố trí:
- Công trình công cộng đứng độc lập: Những công trình này thường có chức năng phục vụ rõ ràng như khách sạn, siêu thị, bưu điện, bể bơi, câu lạc bộ, nhà văn hoá, chợ, các công trình hạ tầng xã hội… bố trí dọc theo các trục đường chính, tạo điểm nhấn.
- Công trình công cộng kết hợp ở tầng 1 và 2 của nhà cao tầng: Thường là văn phòng, dịch vụ buôn bán nhỏ, siêu thị nhỏ, trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm phục vụ trực tiếp tại chỗ;
- Loại hỗn hợp: Loại tổ hợp đa chức năng các công trình phục vụ công cộng vào trong một công trình lớn. Hiện nay hầu như chưa có loại hình này trong các khu đô thị mới tại Hà Nội. Đây là một loại hình mới cần thiết nghiên cứu và đầu tư bởi nó có nhiều ưu điểm như tiết kiệm quỹ đất, nhóm các công trình có cùng chức năng để thuận lợi cho việc sử dụng, quản lý khai thác. Loại hỗn hợp này thường áp dụng cho các khu đô thị mới có quy mô trung bình để đảm bảo bán kính phục vụ.
Đất hạ tầng kỹ thuật đô thị
Đất hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm:
- Đất hệ thống giao thông;
- Đất hệ thống cung cấp năng lượng;
- Đất hệ thống chiếu sáng công cộng;
- Đất hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
- Đất hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường;
- Đất hệ thống nghĩa trang;
- Đất các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Yêu cầu về đất dân dụng hiện nay như thế nào?
Căn cứ Mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD quy định yêu cầu về đất dân dụng như sau:
Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân tối thiểu và tối đa toàn đô thị được quy định theo từng loại đô thị và nằm trong các chỉ tiêu tại Bảng 2.1. Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị (tương ứng với mật độ dân số bình quân toàn đô thị/diện tích đất dân dụng)
Loại đô thị | Đất bình quân (m2/người) | Mật độ dân số (người/ha) |
I – II | 45 – 60 | 220 – 165 |
III – IV | 50 – 80 | 200 – 125 |
V | 70 – 100 | 145 – 100 |
CHÚ THÍCH 1: Chỉ tiêu trong bảng không bao gồm đất nông nghiệp, đất cho các công trình cấp vùng trở lên bố trí trong khu vực các khu dân dụng đô thị;CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp quy hoạch đô thị có tính đặc thù có thể lựa chọn chỉ tiêu khác với quy định tại Bảng 2.1 nêu trên, nhưng phải có các luận chứng đảm bảo tính phù hợp và phải nằm trong ngưỡng 45 – 100 m2/người. |
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hiện nay đất dân dụng gồm những loại đất nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Quy trình cung cấp thông tin quy hoạch như thế nào?
- Quy hoạch bao nhiêu năm thì hết hạn theo quy định?
- Quy định về xóa quy hoạch treo như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Quy định theo từng loại đô thị. Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại.
Được quy định: Với đô thị loại I, II: Đất bình quân là 45-60m2/người; Mật độ dân số là 220- 165/ha. Với đô thị loại III, IV: Đất bình quân là 50-80m2/người; Mật độ dân số là 200- 125/ha. Với đô thị loại IV: Đất bình quân là 70-100m2/người; Mật độ dân số là 145- 100/ha….
Tại Tiểu mục 1.4.5 Mục 1.4 Phần 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD quy định đất xây dựng đô thị quy định như sau:
Đất dành để xây dựng các chức năng đô thị (gồm cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị) bao gồm đất dân dụng và đất ngoài dân dụng.