Xin chào Luật sư. Hiện nay em đang thực hiện đề tài nghiên cứu khóa học liên quan đến lĩnh vực quy hoạch đô thị, và có thắc mắc về quy định pháp luật xoay quanh nội dung này, mong được luật sư tư vấn, cụ thể là em chưa rõ quy định về chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị là gì? Khu thực hiện quy hoạch đô thị thì các yêu cầu đối với quy hoạch đô thị hiện nay sẽ ra sao, có cần tuân thủ theo quy định của pháp luật môi trường hay việc bảo đảm tính đồng bộ về không gian, kiến trúc như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn, em xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X, bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để có giải đáp với thắc mắc của mình nhé!
Căn cứ pháp lý
Đất ở đô thị là gì?
Đất ở đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng các công trình phục vụ đời sống, xây dựng nhà ở, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiểu một cách đơn giản nhất, đất ở đô thị là đất ở do hộ gia đình hay cá nhân sử dụng ở đô thị, bao gồm đất để xây dựng nhà hoặc là các công trình phục vụ cuộc sống, xây vườn, ao cùng trong thửa đất. Khái niệm đất khu dân cư đô thị có nghĩa rất rộng, bao gồm nhiều loại đất, trong đó có đất ở tại đô thị.
Những quy định về đất ở đô thị năm 2023
Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình sự nghiệp, công trình công cộng, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại. Cùng tìm hiểu qua một số quy định dưới đây
Hạn mức đất ở đô thị
Về cơ bản, để xác định diện tích đất ở thuộc hạn mức sử dụng hay ngoài hạn mức sẽ căn cứ vào quyết định về hạn mức đất ở theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xác định xem có được tách thửa, dồn thửa hay thực hiện các nghĩa vụ tài chính nếu có.
Điều 144, Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn mức đất ở đô thị như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
Thời hạn sử dụng đất ở đô thị
Là loại đất có thời hạn sử dụng là ổn định, lâu dài, đất ở đô thị được quy định rõ trong điều 125, Luật đất đai 2013 về thời hạn sử dụng. Cụ thể, trong các trường hợp sau thì cá nhân, hộ gia đình có thể sử dụng được đất lâu dài ổn định:
Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;
Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;
Đất tín ngưỡng;
Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.
Quy định về đất ở đô thị
Bên cạnh khái niệm, hạn mức và thời hạn sử dụng đất ở đô thị là gì, Luật đất đai năm 2013 còn nêu chi tiết về các quy định sử dụng đất ở đô thị cụ thể trong điều 144 thuộc Bộ như sau:
Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình sự nghiệp, công trình công cộng, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
Quy hoạch đô thị là gì?
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị năm 2023 là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009
Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.
Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị
Điều 6 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (sửa đổi 2018) quy định về yêu cầu đối với quy hoạch đô thị như sau:
– Cụ thể hóa quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.
– Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan.
– Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị.
– Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
– Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.
– Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.
– Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị năm 2023 là gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Quy trình cung cấp thông tin quy hoạch như thế nào?
- Quy hoạch bao nhiêu năm thì hết hạn theo quy định?
- Quy định về xóa quy hoạch treo như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là:
– Đầu tư và phát triển bất động sản.
– Văn hóa, lối sống cộng đồng.
– Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở.
– Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực.
– Đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
– Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên.
– Phát triển bền vững của nhân loại.
Khi đất nước bước vào quá trình đổi mới và chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của việc quy hoạch đô thị lại càng được khẳng định rõ rệt:
Quy hoạch đô thị có thể xác định được các chỉ số về không gian kiến trúc để làm cơ sở cho việc phát triển hạ tầng, cải tạo xây dựng đô thị mới và thực hiện các dự án sử dụng đất.
Quy hoạch đô thị còn là công cụ không chỉ hướng dẫn mà còn thực hiện đầu tư phát triển đô thị dựa trên cơ sở phản ánh chính xác nhất về kinh tế, xã hội cũng như các xu hướng phát triển thực tế.
Kích thích hệ thống cơ chế nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ và bền vững. Đồng thời cũng giúp quản lý các cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng dựa vào cơ sở thương mại hóa các dịch vụ này một cách tốt nhất.
Hỗ trợ quản lý có hiệu quả trong việc điều chỉnh, sử dụng, mua bán và đầu tư phát triển đất đại cho nhiều mục đích xây dựng đô thị.
Thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị.