Chào Luật sư X, tôi có một căn nhà 03 lầu xây từ năm 2000 tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, hiện căn nhà đã xuất hiện nhiều vết nứt và chất lượng bị giảm đáng kể, nếu còn ở lại có khi sẽ huy hiểm đến tính mạng vì có huy cơ sụp đỗ. Cũng chính vì thế tôi muốn phá dỡ công trình xây dựng nhà ở hiện tại để có thể xây nhà mới sinh sống, tôi biết nếu muốn phá dỡ một công trình thì phải xin giấy phép phá dỡ công trình xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy thủ tục phá dỡ công trình xây dựng năm 2023 như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP
Công trình xây dựng là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
Phải phá dỡ công trình xây dựng ở trong trường hợp nào?
Theo Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định “Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước”. Vậy, theo quy định hiện nay bạn sẽ phải phá dỡ công trình xây dựng trong các trường hợp sau đây:
Tại khoản 44, Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014 quy định việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
2. Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020;
4. Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
5. Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ Chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
6. Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Đồng thời, Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 cũng quy định, việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau: Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng; Thẩm tra, phê duyệt thiết kể phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng; Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Theo đó: Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau
- Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
- Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
- Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
- Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Thủ tục phá dỡ công trình xây dựng năm 2023
Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường được quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020) và thực hiện theo trình tự như sau:
- Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền phá dỡ công trình xây dựng phải lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng
- Bước 2: Sau khi đã lập phương án phá dỡ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng nhằm mục đích phê duyệt phương án phá dỡ, đánh giá phương án phá dỡ có khả thi hay không khả thi
- Bước 3: Các bên liên quan sẽ tiến hành tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng
- Bước 4: Trong quá trình phá dỡ công trình xây dựng cần được tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về phá dỡ công trình xây dựng nên các bên phải tổ chức đội giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công tình xây dựng.
Như vậy, khi các công tình xây dựng thuộc một trong các trường hợp phải phá dỡ thì các bên liên quan sẽ phải tiến hành phá dỡ công trình xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng.
Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng
Trong quá trình thực hiện phá dỡ công trình xây dựng, mỗi bên có trách nhiệm trong vấn đề này đều có nhiệm vụ rõ ràng và phối hợp với nhau thực hiện công tác phá dỡ công trình được nhanh gọn hơn. Các bên có trách nhiệm trong việc phá dỡ công trình xây dựng bao gồm:
Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình:
Phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng theo trình tự pháp luật;
Thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng nếu có đủ điều kiện năng lực để tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để tiến hành các hoạt động này;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Nhà thầu được giao thực hiện phá dỡ công trình:
Lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt;
Thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có);
Thực hiện theo dõi, quan trắc công trình;
Bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi mình gây ra.
Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình:
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ:
Phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Nếu không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình xây dựng.
Thời hạn cấp giấy phép phá dỡ công trình: Nộp hồ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền và trách nhiệm trong lĩnh vực xây dựng nơi công trình xin cấp phép. Nếu hồ sơ đúng và đầy đủ theo quy định, cơ quan chức năng sẽ viết giấy hẹn đến ngày nhận kết quả phê duyệt. Sau khoảng 5 – 7 ngày làm việc, cá nhân hoặc tổ chức xin cấp phép sẽ nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục phá dỡ công trình xây dựng năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
theo khoản 4 Điều 12 của Luật Xây dựng năm 2014 là “Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp”.
Khi được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo mà thực hiện không đúng, tổ chức vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ. Đó là:
“a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Theo điểm c khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, “Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức”. Có nghĩa là, nếu cải tạo, sửa chữa nhà không đúng với giấy phép được cấp, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức bằng 1/2 mức phạt tiền nêu trên. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm, buộc tuân theo trình tự, thủ tục quy định.
Căn cứ lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
Thông tin chung về công trình, hạng mục công trình phải phá dỡ;
Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
Thiết kế phương án phá dỡ;
Tiến độ, kinh phí thực hiện phá dỡ;
Các nội dung khác để thực hiện phá dỡ (nếu có).
Khi phá dỡ nhà cửa hay công trình xây dưng thì bạn phải phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.