Việc vay nợ đã trở nên quá quen thuộc và là thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với người dân. Căn cứ cụ thể vào tính chất và các hình thức nợ khác nhau các loại nợ sẽ được phân loại khác nhau. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có rất nhiều khoản nợ. Một trong số đó có cả những hình thức nợ xấu đó là nợ quá hạn. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người thắc mắc về vấn đề Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé
Quy định pháp luật về nghĩa vụ trả nợ
Điều 446 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, việc trả nợ sẽ tuân theo sự thỏa thuận giữa các bên.
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?
Theo quy định tại điều 429 bộ luật dân sự 2015 quy định Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Căn cứ cụ thể theo như quy định thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm. Nếu như trong 3 năm mà các đối tượng khách hàng vẫn không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi tạo hồ sơ và đưa ra toàn án để nhằm mục đích có thể xử lý và dùng các biện pháp cưỡng chế tài sản để thông qua đó có thể thu hồi nợ.
Như vậy nếu nợ quá hạn trong vòng 36 tháng mà các chủ thể không trả khoản nợ đó thì các khách hàng sẽ bị khởi kiện.
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ khởi kiện phải nộp cho Tòa án bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện;
- Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền;…
- Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân; sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;…
- Các tài liệu; chứng cứ khác.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì tiến hành nộp đơn theo 03 cách thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ
Hướng dẫn viết mẫu đơn kiện đòi nợ cá nhân
Phần hình thức
Mục địa điểm, ngày tháng năm:
Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện kèm ngày tháng năm – thời điểm làm đơn khởi kiện.
Mục kính gửi: Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án:
- Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.
- Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào và địa chỉ của Toà án đó.
Phần nội dung
Mục người khởi kiện:
- Ghi họ tên cá nhân khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.
- Người khởi kiện là cơ quan; tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ; tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan; tổ chức khởi kiện đó.
Mục nơi cư trú:
- Nếu người khởi kiện là cá nhân; thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú;
- Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
Mục yêu cầu Tòa án giải quyết: Nêu yêu cầu đòi nợ: số tiền nợ gốc + lãi phải được ghi chi tiết, cụ thể.
Mục các tài liệu kèm theo: Đánh số thứ tự; ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện.
Mục ký tên người khởi kiện:
- Người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó. Các trường hợp đặc biệt như: người khởi kiện là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự;… thì người đại diện hợp pháp phải ký tên điểm chỉ. Nếu người đại diện không biết chữ, không nhìn được;… thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng; ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện; thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên; ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Nếu người khởi kiện không biết chữ; thì phải có người làm chứng có đủ năng lực tố tụng dân sự và ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Án phí phải nộp khi khởi kiện đòi nợ
Án phí khởi kiện đòi nợ áp dụng theo bảng tính sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
Từ 4.000.000 đồng trở xuống | 200.000 đồng |
Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Năm 2023 nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về Ly hôn nhanh Tp Hồ Chí Minh. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục công chứng đối với người không biết đọc biết viết năm 2023
- Mẫu đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm năm 2023
- Quy trình khởi kiện cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay là sự thoả thuận của các bên trong đó có thỏa thuận về hạn trả của hợp đồng. Và theo khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay phải hoàn trả đủ tiền khi đến hạn.
Như vậy, trong trường hợp này nếu đến hạn mà bên vay không trả đủ tiền nợ, tức là vi phạm nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng vay thì bên ngân hàng hoàn toàn có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Cho nên, Ngân hàng có quyền khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm mà không cần biết bên vay đã nợ bao nhiêu.