Khai tử là một trong những sự kiện bắt buộc phải được ra xác nhận để ghi vào Sổ Hộ tịch, để làm phát sinh nghĩa vụ trên của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người thân thích của người đã mất họ sẽ phải tiến hành đăng ký khai tử theo đúng với quy định của pháp luật Hộ tịch đã đặt ra. Khi tiến hành đăng ký khai tử, các cá nhân phải lập tờ khai đăng ký và gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch, mẫu tờ khai đăng ký được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP để hướng dẫn Luật Hộ tịch. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tờ khai đăng ký khai tử” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về đăng ký lại khai tử
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 123/2015/NĐ-CP theo đó việc đăng ký lại khai tử được thực hiện theo thủ tục như sau:
“Điều 28. Thủ tục đăng ký lại khai tử
1. Hồ sơ đăng ký lại khai tử gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việc đăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu; ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.”
Tờ khai đăng ký khai tử
Hướng dẫn viết mẫu tờ khai đăng ký khai tử
Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử
Theo quy định tại Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử cho người chết là UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Trong trường hợp không xác định được nơi chết cuối cùng thì sẽ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Ví dụ: UBND phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Trong trường hợp người chết là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chết ở Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử sẽ là UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết hoặc nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện xác chết của người đó.
Ví dụ: UBND huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Phần họ tên của người đi khai tử và người được khai tử
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì khi viết họ, chữ đệm, tên người chết phải viết bằng chữ in hoa, có dấu.
Ngoài ra, thông tin về giấy tờ tùy thân có thể là số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân. Khi đó phải ghi rõ số, ngày cấp, cơ quan cấp các giấy tờ nêu trên.
Ví dụ: NGUYỄN VĂN A – Chứng minh nhân dân số 012345xxx do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2015.
Nội dung mục “đã chết vào lúc”
Mục “đã chết vào lúc” được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử, ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm chết bằng số và bằng chữ; trường hợp không rõ giờ, phút chết thì bỏ trống. Theo đó, khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy báo tử như sau:
– Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử nếu người chết chết tại cơ sở y tế
– Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy xác nhận thay Giấy báo tử nếu người chết chết do thi hành án tử hình
– Cơ quan công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y sẽ thay Giấy báo tử nếu người chết chết trên phương tiện giao thông, do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn
– UBND xã sẽ có trách nhiệm cấp Giấy báo tử trong các trường hợp còn lại
Nội dung của mục “Nơi chết”
Đối với mục “Nơi chết” thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi có trụ sở của cơ sở y tế trong trường hợp chết tại cơ sở y tế.
Ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Trường hợp chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, chết tại trại giam, trại tạm giam, nơi thi hành án tử hình, tại trụ sở cơ quan, tổ chức hoặc không xác định được nơi chết thì ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết.
Ví dụ: phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Cách ghi mục “Nguyên nhân chết”
Mục “nguyên nhân chết” được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay giấy báo tử được hướng dẫn ở phần (3) nêu trên; trường hợp chưa xác định được nguyên nhân chết thì để trống.
Phần ghi về Giấy báo tử/giấy tờ thay Giấy báo tử
Về phần Giấy báo tử, giấy tờ thay thế cho giấy báo tử thì phải ghi rõ tên giấy tờ; số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan, tổ chức cấp.
Ví dụ: Giấy báo tử số 05/UBND-GBT, UBND phường Lam Sơn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng cấp ngày 05/01/2016.
Thời hạn đi đăng ký khai tử
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 thì thời hạn đi đăng ký khai tử là 15 ngày kể từ ngày có người chết. Việc đăng ký khai tử sẽ do:
-Vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử
– Nếu không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
Theo đó, Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định hành vi đăng ký khai tử quá hạn sẽ không bị xử phạt hành chính. Nhưng hành vi cố tình không đăng ký khai tử cho người mất nhằm mục đích trục lợi thì có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng – 10 triệu đồng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Lệ phí đăng ký khai tử
Về lệ phí thì Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định, nếu đi đăng ký khai tử đúng hạn thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký. Nhưng khi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch thì phải nộp lệ phí.
Ngoài ra, tại Quyết định 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc liên thông thủ tục đăng ký khai tử và hưởng chế độ tử tuất. Theo đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và các hộ gia đình, các thủ tục sau sẽ được liên thông:
– Liên thông thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú
– Liên thông thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất
– Liên thông thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ mai táng phí
Thủ tục đăng ký khai tử
Bất kỳ một hoạt động pháp lý nào cũng cần có quy định về trình tự, thủ tục, và đăng ký khai tử cũng không ngoại lệ, theo đánh giá cá nhân, thủ tục đăng ký khai tử khá đơn giản, được thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn như sau:
Bước 1: Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Có 3 cách thức để nộp hồ sơ: (1) Nộp trực tiếp; (2) Nộp thông qua dịch vụ bưu chính; (3) Nộp trực tiếp, trong 3 cách thức này, nộp trực tiếp là hình thức hiệu quả và được nhiều người sử dụng.
Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
Bước 2: Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh trong trường hợp không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.
Như vậy, xuất phát từ tính quản lý trong hoạt động hộ tịch, việc quy định về hoạt động đăng ký khai tử đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để các chủ thể có liên quan thực hiện nghĩa vụ của mình một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Trình tự thủ tục đăng ký khai tử tại UBND cấp xã mới
- Hướng dẫn quy trình đăng ký khai tử online năm 2023
- Thủ tục đăng ký khai tử cho người chết đã lâu như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tờ khai đăng ký khai tử” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP theo đó quy định về điều kiện đăng ký lại khai tử như sau:
“Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Cụ thể tại Điều 32, Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
– UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của công dân Việt Nam. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
– UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
– UBND xã ở khu vực biên giới đối với người nước ngoài cư trú tại xã đó.