Hiện nay thực tế có thể thấy rằng khi toà án triệu tập đương sự tham gia tại các phiên toà nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà đương sự không thể tham gia được. Vậy khi đó trường hợp này, đương sự có thể soạn thảo mẫu đơn xin không tham gia phiên tòa gửi đến Toà án. Vậy chi tiết mẫu đơn này có những nội dung gì và quy định về điều kiện Tòa án xét xử vắng mặt trong vụ án dân sự ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quyền yêu cầu xét xử vắng mặt của đương sự
Về quyền yêu cầu xét xử vắng mặt của các đương sự tham gia phiên toà dân sự được pháp luật quy định khá cụ thể tại điều 227, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau: “Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt”
Theo quy định này, có thể hiểu pháp luật hiện tại có sự ghi nhận quyền yêu cầu của đương sự, nếu không có đơn xin xét xử vắng mặt thì HĐXX phải hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật và thông báo cho các đương sự biết về việc hoãn phiên tòa, đây được xem là sự ràng buộc hướng xử lý của Tòa án trong trường hợp đương sự vắng mặt mà không có đơn đề nghị ở lần triệu tập hợp lệ thứ nhất.
Tuy nhiên, tại khoản 2 của điều luật này cũng có quy định như sau:
“2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau….”
Theo quy định này, có thể hiểu việc yêu cầu xét xử vắng mặt khi tòa án triệu tập lần 1 thì các đương sự không cần đưa ra lý do, nhưng khi tòa án triệu tập lần 2 các đương sự muốn làm đơn xin xét xử vắng mặt phải có lý do chính đáng như có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì mới được chấp nhận để hoãn phiên tòa còn nếu không sẽ có những hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Sự kiện bất khả kháng theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép dẫn tới đương sự không thể tham gia phiên tòa. Còn trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho đương sự không thể thực hiện được việc tham dự phiên tòa của mình, có thể là: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu…)
Khi yêu cầu xét xử vắng mặt thì các đương sự sẽ gặp một số hạn chế như: đương sự không thể trực tiếp nắm các diễn biến quan trọng tại phiên xử, đặc biệt là các diễn biến có tính bất lợi cho quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân đương sự. Ngoài ra, đối với đương sự là: Bị đơn có yêu cầu phản tố mà vắng mặt thì quyền phản tố, yêu cầu độc lập của người đó bị đình chỉ hoặc Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà vắng mặt và không có người đại diện, người bảo vệ quyền lợi tham gia phiên xử thì dẫn đến hậu quả là đương sự phải thực hiện việc khởi kiện lại yêu cầu phản tố, độc lập. Việc này có thể gây mất thời gian, tốn kém chi phí, nhất là khi có thể gộp chung vào giải quyết dứt điểm trong một vụ án
Điều kiện Tòa án xét xử vắng mặt trong vụ án dân sự
Sự vắng mặt lần thứ nhất của đương sự được hiểu là khi đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng đương sự vắng mặt; vắng mặt lần thứ hai được hiểu là khi triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 238 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu tòa án chỉ xét xử vắng mặt khi đáp ứng đủ các điều kiện như:
– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Riêng đối với bị đơn, có thể hiểu khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn phải có mặt, hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay bị đơn tham gia phiên tòa. Nếu bị đơn không tham gia được và không có người đại diện tham gia, nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa mà không có sự có mặt của bị đơn. Còn khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử nếu: Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa; Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Tóm lại, để có thể xét xử vắng mặt thì các đương sự tham gia phiên tòa phải có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt.
Mẫu đơn xin không tham gia phiên tòa mới năm 2023
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin không tham gia phiên tòa
Khi trình bày đơn xin xét xử vắng mặt, Quý khách hàng cần trình bày các nội dung yêu cầu trong đơn như sau:
Về nơi gửi đơn (1): Kính gửi Tòa án đang xem xét giải quyết vụ án của người làm đơn;
Về thông tin người làm đơn các mục (2), (3),(4), (5), (6): Quý khách hàng cần ghi đầy đủ thông tin gồm: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; địa chỉ liên hệ; số điện thoại…
Về lý do vắng mặt: Cần ghi rõ các lý do không thể tham dự phiên tòa, có thể là: Do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, … có xác nhận của cơ quan chính quyền nơi xảy ra thiên tai, dịch bệnh đó; Lý do về sức khỏe không đảm bảo để tham gia phiên tòa như tai nạn, ốm đau… nhưng phải có xác nhận hoặc hồ sơ bệnh án của bệnh viện; Lý do thân nhân (Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con cái; …) bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị.
Khi vắng mặt tại phiên tòa, đương sự cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là đúng đắn có lý do chính đáng và hợp pháp.
Về yêu cầu của mình với phiên tòa: Tùy vào từng vụ việc cụ thể, người viết đơn đưa ra yêu cầu đối với phiên tòa xét xử.
Lưu ý phải có phần cam kết và chữ ký của người làm đơn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật các đương sự tham gia phiên tòa có quyền được đưa ra yêu cầu xét xử vắng mặt nhưng phải có đơn xin xét xử vắng mặt theo quy định.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu đơn xin không tham gia phiên tòa mới năm 2023 chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin không tham gia phiên tòa mới năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về trích lục sổ hộ khẩu. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp:
Thành phần bắt buộc tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự trực tuyến tại trụ sở Tòa án nhân dân bao gồm:
– Hội đồng xét xử;
– Thư ký phiên tòa;
– Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án.
Đương sự, bị hại; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có) tham gia tại trụ sở Tòa án nhân dân nếu họ lựa chọn hoặc Tòa án triệu tập.
Nội quy phòng xử án bao gồm nội quy phiên tòa theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và các quy định sau đây:
+ Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án;
+ Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng quy định;
+ Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
– Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên tòa buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.
Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa khi xét xử không mặc đúng trang phục thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
– Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa phải ổn định trật tự, kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập, phổ biến nội quy phiên tòa và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Căn cứ theo Điều 52 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Mức chi phí cho người phiên dịch như sau:
Mức chi phí cho người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí lưu trú;
d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.