Hàng hóa hư hỏng có thể là do hết hạn sử dụng, do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, dù là bất kì lý do nà thì khi hàng hóa đã hư hỏng hay chuẩn bị có hiện tượng hư hỏng những nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa đều không được bán hay cung cấp cho bên khác mà phải xử lý, tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng theo đúng quy định tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng của pháp luật. Tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng không đơn giản là việc mang hàng hóa đi đốt, đi nghiền nát, … mà phải qua quá trình xử lý theo quy định, theo trình tự thủ tục để không ảnh hưởng đến đối tượng khác đặc biệt là không gây ảnh hưởng xấu quá lớn đến môi trường. Vậy Thủ tục tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng được quy định như thế nào?
Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. Luật sư X hi vọng mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 173/2013/TT-BTC
Thế nào là hàng hoá bị hư hỏng?
Tại Điều 2 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng cụ thể:
Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm:
- Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản;
- Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác);
- Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
- Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng;
- Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thông minh) và các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng.
Quy định chung về việc tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng
Không phải bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh sản xuất hay thương mại cũng có thể bán được toàn bộ số lượng hàng hóa của mình. Khi này sẽ phát sinh vấn đề hàng hóa bị tồn kho. Lâu dần, lượng hàng hóa tồn khi này sẽ bị hư hỏng do quá trình sinh, lý, hóa. Các doanh nghiệp cần lưu ý đến thủ tục thanh lý lượng hàng hóa này để đưa vào chi phí của doanh nghiệp như sau:
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:
“b) Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng
Như vậy, chúng ta cần hoàn thiện thủ tục, chứng từ xử lý hàng hỏng như sau:
- Tờ trình của Trưởng phòng vật tư, thành phẩm, hàng hoá đề xuất thành lập Hội đồng
- Quyết định thành lập Hội tiêu huỷ, xử lý hàng hỏng. Hội đồng này thường sẽ gồm: Đại diện lãnh đạo DN, Kế toán trưởng, Kế toán kho, Thủ kho và Trưởng phòng vật tư, hàng hoá.
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ tên, chủng loại, đơn vị tính, số lượng, giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng;
Trong Biên bản này, đề xuất phương án xử lý hàng hỏng như bán phế liệu thu hồi, hay tiêu huỷ theo quy trình…
Biên bản này kèm theo bằng chứng hàng hỏng khách quan theo hướng dẫn trên
- Bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng trong kỳ tính thuế, có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký (chuẩn bị hồ sơ gốc hàng hỏng kèm theo nếu cần giải trình)
- Biên bản Họp hồi đồng xử lý hàng hỏng: Trong đó Hội đồng sẽ xem xét kỹ các đề xuất của các bộ phận chức năng về phương án xử lý hàng hỏng thể hiện trong Biên bản kiểm kê để trình Giám đốc DN phê duyệt.
- Báo cáo kết quả xử lý hàng hỏng: trong đó so với Phương án của Hội đồng, thực tế kết quả xử lý hàng hỏng như thế nào: Giá trị bán phê liệu thu hồi là bao nhiêu? Hàng bị tiêu huỷ đã thực hiện đúng quy định chưa?.
- Căn cứ vào Báo cáo kết quả trên, Phòng kế toán tiến hành lập hoá đơn, Phiếu xuất kho, Phiếu kế toán hạch toán xử lý hàng hỏng theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Cũng căn cứ vào Báo cáo kết quả xử lý hàng hỏng này, Bộ phận chức năng trong Doanh nghiệp lập Quyết định thanh lý hàng hỏng trình Giám đốc DN ký duyệt theo quy định Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Thủ tục tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng như thế nào?
Thủ tục cần làm với cơ quan thuế
Theo quy đinh tại thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 95/2016/TT-BTC huớng dẫn chi tiết Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Thủ tục với sở y tế
Hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về thủ tục hủy thuốc do quá hạn sử dụng, vì vậy sẽ áp dụng tương tự khoản 6 điều 15 thông tư 11/2018/TT-BYT về quy trình hủy thuốc hết hạn sử dụng như sau:
Người đứng đầu cơ sở có thuốc bị tiêu hủy ra quyết định thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất là 03 người, trong đó phải có 1 đại diện là người chịu trách nhiệm chuyên môn.
Việc hủy thuốc phải bảo đảm an toàn cho người, súc vật và tránh ô nhiễm môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cơ sở hủy thuốc phải báo cáo kèm theo biên bản hủy thuốc tới Sở Y tế theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Thủ tục tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng tồn kho
- Đề nghị hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng: số lượng, tên hàng, ngày nhập, ngày hết hạn sử dụng.
- Biên bản kiểm tra hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng.
- Quyết định cho phép hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng của lãnh đạo Công ty.
- Biên bản hủy hàng tồn kho có chữ ký của những người chứng kiến và của lãnh đạo Công ty. (Người chứng kiến nên là đại diện của Chi cục thuế)
- Nhưng nếu việc hủy hàng hóa này có gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần phải có giấy phép/ giấy xác nhận cách thức hủy hàng hóa của cơ quan chức năng.
Đồng thời với việc tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng, kế toán cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau (Tham khảo thêm tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
Điều 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:
a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
- Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
- Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
b) Thẩm quyền xử lý:Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
c) Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Tiêu hủy hàng hóa trong doanh nghiệp có phải lưu hồ sơ không?
Về phía doanh nghiệp, quy trình trên thực tế là do doanh nghiệp ban hành, nhưng để hàng hóa bị tiêu hủy này được đưa vào chi phí thì theo quy định tại khoản 2.1, điểm b và điểm c Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC cụ thể như sau:
“b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.”
Thủ tục, trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng khi tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng
Đối tượng và điều kiện được miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng là :
Nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Đã thông quan và được cơ quan chức năng xác định rõ việc thiệt hại có nguyên nhân do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ và tỷ lệ thiệt hại;
– Được cơ quan hải quan và cơ quan thuế kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các giấy tờ liên quan, xác định nguyên liệu, máy móc, thiết bị đã nhập khẩu nhưng thực tế thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra có thực hiện bảo hiểm và đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường thiệt hại bao gồm cả tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thì không được xử lý miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
Điều 5 Thông tư 237/2009/TT-BTC quy định về Thủ tục, trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng
1- Nộp và tiếp nhận hồ sơ:
1.1- Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn, giảm, không thu thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét miễn, giảm, không thu thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; Nộp hồ sơ cho Cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu.
a) Trường hợp hồ sơ xét miễn, giảm, không thu thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
b) Trường hợp hồ sơ gửi bằng đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan.
2- Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi người nộp thuế nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Trường hợp không đúng đối tượng thì yêu cầu thực hiện nộp đủ thuế theo quy định;
c) Nếu hồ sơ đầy đủ thì phối hợp với cơ quan thuế địa phương kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ nhập kho, xuất kho liên quan đến lô hàng bị thiệt hại; đối chiếu các giao dịch kinh doanh của Doanh nghiệp theo hướng dẫn về kiểm tra trước hoàn thuế sau tại khoản 5 Điều 127 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 để xác định thực tế và mức độ thiệt hại của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, nguyên nhân thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu không tiêu thụ tại thị trường nội địa và không xuất khẩu;
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra là sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp.
d) Kết quả kiểm tra nếu xác định nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu đủ điều kiện miễn, giảm, không thu thuế theo quy định: Cục Hải quan địa phương lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan, gồm:
- Hồ sơ do Doanh nghiệp lập (theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này);
- Biên bản kiểm tra tại doanh nghiệp như nêu tại điểm c khoản 2 Điều này;
- Văn bản báo cáo về đề nghị miễn, giảm, không thu thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ: Nguyên nhân dẫn đến việc nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiệt hại, tổn thất; Số tiền thuế được miễn, giảm nêu cụ thể số thuế nhập khẩu, số thuế GTGT; Số tiền thuế còn phải nộp;
3- Trên cơ sở hồ sơ và báo cáo do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, Tổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm, không thu thuế theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có được tiêu hủy tài liệu kế toán đã hết thời hạn lưu trữ không?
- Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật
- Cán bộ nâng khống trọng lượng lợn tiêu hủy bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Hư hỏng hàng hóa là tính trạng hàng hóa giao cho người nhận tại điểm dích không còn nguyên vẹn như khi nhận ban đầu hoặc không giống như trên các chứng từ vận tải (vận đơn, packing list,biên bản giao nhận …). Hư hỏng hàng hóa thường dẫn đến nhiều tranh chấp trong các hợp đồng vận chuyển. Nguyên nhân và các dạng hư hỏng hàng hóa có thể liệt kê được gồm các dạng chính sau:
Hàng hóa bị hư hỏng trước khi xếp lên phương tiện vận tải: Trường hợp này, nếu phát hiện được, người vận tải có quyền trả lại hoặc nhận vận chuyển với điều kiện đã kiểm tra kỹ và ghi chú lên chứng từ vận tải. Nhưng đối với trường hợp này thì nhà vận tải nên có xác nhận rõ rằng bằng văn bản hoặc bằng mail với phía chủ hàng trước khi xếp hàng lên phương tiện.
Do chất xếp hàng không đúng cách: Xếp hàng không đúng cách đầu tiên phải kể đến là việc xếp hàng không đảm bảo an toàn kỹ thuật làm cho hàng bị va chạm với phương tiện vận tải dẫn tới móp méo, xếp chồng lên nhau quá nhiều dẫn tới những kiện hàng dưới cùng bị đè bẹp hoặc rách vỡ, hư hỏng do tác động của hàng bên cạnh điều này thường xẩy ra đối với các hàng xếp chung với nhau trong container, hầm tàu hoặc thùng xe tải kín (bị nhiễm ẩm do hàng bên cạnh tỏa ẩm nhiều, rỉ sét do hàng lỏng rò rỉ, bị bẫn do lẫn hàng hay nhiễm bụi do cách li không tốt). Chèn lót, chằng buộc (lashing) không tốt cũng là nguyên nhân gây hư hỏng hàng hóa.
Do bảo quản kém: Trong quá trình vận chuyển không đảm bảo được chế độ ẩm, nhiệt, thông thoáng thích hợp làm cho hàng bị ẩm mốc, hay rỉ sét, cong vênh. Một số loại hàng có thể bị cháy, nổ, hóa lỏng hay giảm phẩm chất khi không được bảo quản đúng kỹ thuật. (ví dụ: vận chuyển gỗ, gỗ bị nứt nẻ, cong vênh là do độ ẩm không đúng cánh).
Do ảnh hưởng thời tiết xấu: Trong vận tải bộ cũng như vận tải biển thì thời tiết góp phần rất lớn vào việc hư hỏng hàng hóa nếu không có những phương án khắc phục thì việc hư hỏng là không thể tránh khỏi. Hoặc các thảm họa siêu nhiên như động đất, sóng thần … Nhưng xét cho cùng thì vẫn là do con người không mẫn cán dẫn tới hư hỏng hàng hóa. Phải luôn cập nhật thông tin thời tiết trước khi vận chuyển có lộ trình và tiến độ phù hợp.
Do hậu quả của các tại nạn, đâm va gây lật xe, chìm tàu, cháy nổ: Nguyên nhân này không thường xuyên xẩy ra trong quá trình vận chuyển nhưng một khi đã xẩy ra thì hẩu quả vô cùng nghê gớm có thể dẫn tới hư hỏng 100% lượng hàng vận chuyển.
Do chậm giao hàng: Đối với các mặt hàng nhạy cảm với thời tiết đặc biệt là các vặt hàng bảo quản lạnh thì việc giao hàng chậm là một trong những nguyên nhân có thể gây hư hỏng hàng hóa là chính.
Do những khuyết tật ẩn tì bên trong hàng hóa: Có những khuyết tật bên trong hàng hóa dẫn đến việc hư hỏng hàng hóa (ví dụ: lỗ khí trong kết cấu – vì các mặt hàng được đúc như sắt, thép, gang, bê tông luôn tiềm ẩn những lỗ khí bên trong làm cho khả năng chịu lực của hàng kém dẫn tới hàng bị gãy vỡ).
Do côn trùng, nấm mốc, dịch bệnh: Đối với các mặt hàng có nguồn gốc từ tự nhiên (gỗ hoặc sản phẩm của gỗ, nông sản, động vật sống) thì rất dễ bị hư hải bởi các yếu tố này. Cách phòng tránh là cần chuẩn bị kỹ công tác hun trùng, diệt mốc, hạn chế dịch bệnh.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có). “
So với quy định về thủ tục và hồ sơ của Thông tư 78/2014/TT-BTC trước đây thì Thông tư 96/2015/TT-BTC đã đơn giản hóa hơn về hồ sơ. Khi tiến hành đánh giá đưa giá trị của hàng hóa bị hư hỏng vào chi phí thủ tục này hiện nay không còn phải thông báo lên thuế. Doanh nghiệp cần lưu trữ lại hồ sơ đánh giá hàng hóa bị hư hỏng bao gồm các giấy tờ sau: Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng, Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có), Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)
Theo Khoản 2.1, Điểm b và Điểm c, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 cụ thể như sau:
“b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa HHSD, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên được tính vào chi phí được trừ như sau:
Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về hàng hóa bị bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).”
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
“2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật. ….
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”.