Trong quá trình kinh doanh, có khá nhiều hoạt động đầu cơ trên nhiều lĩnh vực như đất đai, tiền tệ, vàng, hàng hóa, thiết bị y tế,…. Lúc này nền kinh tế chịu ảnh hưởng, người tiêu dùng không có đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc phải chi trả nhiều hơn mức bình thường để mua những hàng hóa cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày.. Ngoài ra, đầu cơ tích trữ gây ra những đồn đoán không hay cũng gây ra tâm lý hoang mang, làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Vì vậy, hành vi đầu cơ sẽ bị xử theo quy định tùy theo hành vi và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Vậy Tội đầu cơ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Đầu cơ là gì?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 tại Điều 196 để quy định về “Tội đầu cơ”. Theo đó, đầu cơ được định nghĩa như sau:
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính
Đầu cơ là hành vi lợi dụng cơ hội khi thị trường đi xuống để tích trữ sản phẩm, hàng hóa và thu lợi thông qua mức giá cao hơn khi thị trường đã ổn định trở lại. Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hay bất động sản…nhằm thu lợi trực tiếp nhanh chóng từ sự biến động ngắn hạn về giá . Hình thức đầu cơ diễn ra trong ngắn hạn, thu lợi nhuận thông qua sự thay đổi thị trường và chênh lệch giá
Như vậy, đầu cơ là hành vi vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tội đầu cơ bị xử lý như thế nào?
Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội đầu cơ như sau:
Khung phạt 1:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với:
Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp:
- Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung phạt 2:
Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người phạm tội:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Khung 3:
Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội:
- Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Lưu ý: Ngoài các khung hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hình phạt tội đầu cơ đối với pháp nhân
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017, thì bị xử phạt như sau:
- Phạm tội thuộc Khung 1 thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp tại khung 3 thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Hành vi đầu cơ hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi đầu cơ hàng hóa như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:
Lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
- Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với:
Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CPtrong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật;
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Thông tin liên hệ
Vấn đề liên quan đến “Năm 2023 Tội đầu cơ bị xử lý như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký hộ tịch trực tuyến như thế nào?
- Mẫu đơn xin trợ cấp ốm đau công đoàn mới năm 2023
- Mẹ bé gái 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu có thể bị phạt tới 3 năm tù
Câu hỏi thường gặp
Về hình thức xử lý hành chính
Theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Về trách nhiệm hình sự
Hành vi tàng trữ xăng dầu có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy” theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
Tùy theo mức độ, tính chất của hành vi, người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt tù đến 12 năm.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc lưu thông hàng hóa, chống đầu cơ trục lợi và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá, trừ những hàng hóa vật phẩm là đối tượng tác động của các tội phạm khác đã được quy định thành tội phạm riêng.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội đầu cơ:
Lợi dụng tình hình khan hiếm;
Tạo ra sự khan hiếm giả tạo;
Mua vét hàng hóa được hiểu là hành vi mua hàng để dự trữ vối mục đích chò giá cao hoặc đẩy giá cao lên để bán thu lợi bất chính;
Số lượng hàng hóa phải là có số lượng lớn
Hậu quả của hành vi đầu cơ:
Rối loạn thị trường, đẩy giá cả tăng vọt dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được;
Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, gây hoang mang lo sợ trong một bộ phận nhân dân;
Gây chết nhiều người do không đủ điều kiện để khắc phục tình trạng dịch bệnh vì thuốc điều trị bị khan hiếm bởi hoạt động đầu cơ.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về đầu cơ, không phải do các nguyên nhân khác. Trong trường hợp đầu cơ để cứu trợ, để tặng cho các tổ chức cá nhân với mục đích từ thiện thì không cấu thành tội này
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mục đích nhằm bán lại thu lợi bất chính là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Nếu việc mua vét hàng hóa không có mục đích bán lại thu lợi bất chính như mua vét để cứu trợ, để tặng cho các tổ chức cá nhân với mục đích từ thiện thì không cấu thành tội này.
Cơ sở pháp lý: Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Chủ thể
Chủ thể của tội thao túng thị trường chứng khoán là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017