Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức vụ chuyên môn hay nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đây là đội ngũ thường xuyên phải tiếp xúc với người dân địa phương, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm cầu nối giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Công chức cấp xã còn là những người trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, truyền đạt các chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, giải quyết những vấn đề phát sinh và mâu thuẫn cho Nhân dân, góp phần vào việc duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để trở thành công chức cấp xã cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định chung của pháp luật Nhà nước. Sau đây mời quý bạn đọc cùng Luật sư X tham khảo bài viết :”Hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã” và các vấn đề liên quan
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi bạn có thể liên hệ tới hotline để ở phía cuối bài viết nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 13/2019/TT-BNV
Công chức cấp xã không được làm những việc sau trong quá trình đảm nhiệm chức vụ khi công tác
Thứ nhất, về nhiệm vụ đã được cấp trên giao cho cán bộ, công chức và viên chức cần nghiêm túc thực hiện để hoàn thành tốt công việc. Cấm mọi trường hợp thoái thác, trốn trách nhiệm khiến cho công việc bị ngưng trệ.
Thứ hai, trong môi trường tại nơi làm việc, cán bộ công chức và viên chức không được chia bè phái, nói xấu, thực hiện những hành vi gây mất đoàn kết mọi người tại trụ sở, cơ quan làm việc. Bác Hồ đã từng có câu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.” hay trong dân gian của Việt Nam có câu thành ngữ ” Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Điều này khẳng định rằng chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh, những người làm việc trong Nhà nước có sự hỗ trợ lẫn nhau, không đùn đẩy mới tạo nên niềm tin cho nhân dân.
Thứ ba, không tự ý bỏ việc hoặc đình công. Cán bộ, công chức và viên chức được Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức hiện hành điều chỉnh. Nếu như cán bộ không đủ sức khỏe, không đủ năng lực hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục công tác thì có quyền viết đơn xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm. Công chức khi bị hạn chế về năng lực làm việc, do tổ chức sắp xếp, có nguyện vọng thôi việc và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì công chức làm đơn xin thôi việc để gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét và quyết định. Theo Luật viên chức 2010 quy định thì viên chức làm việc dưới hợp đồng làm việc, hợp đồng làm việc của viên chức và hợp đồng lao động của người lao động có những quy định khác nhau, trong đó có về giải quyết chế độ nghỉ việc. Viên chức sẽ nghỉ việc trong ba trường hợp sau đây: hết thời hạn giao kết hợp đồng làm việc có xác định thời hạn, đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, với những quy định pháp luật nêu trên Luật nghiêm cấm những hành vi bỏ việc giữa chừng, không vì lý do chính đáng cũng như thực hiện đình công. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đó cũng như gây mất trật tự ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
Thứ tư, sử dụng tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân vào mục đích bất hợp pháp.
Trong quá trình làm việc, cán bộ, công chức, viên chức được quyền sử dụng tài sản công để thực hiện công việc. Tuy nhiên đã là tài sản công thì mọi người không được sử dụng cho mục đích cá nhân cũng như việc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.
Thứ năm, không được lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
Trong quá trình đảm nhiệm công tác, cán bộ, công chức viên chức nếu lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để vụ lợi cho cá nhân thì có thể bị xử lý, nếu đã cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội dưới mọi hình thức.
Việt Nam hiện nay đang phấn đấu để xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, tạo điều kiện cho nữ giới phát huy trí tuệ cũng như khả năng của bản thân. Tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề nhạy cảm khi Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa bản sắc dân tộc đa dạng, khi có 63 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nền văn hóa khác nhau. Nếu tại nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức có những hành vi phân biệt đối xử nêu trên thì sẽ mất tinh thần đoàn kết.
Để đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thì cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy đinh về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP. Trong đó, không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập.
Dẫn chiếu Điều 6 Nghị định 112/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển
- Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Ủy ban nhân dân cấp xã xác định các điều kiện khác quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã cần tuyển trong kế hoạch tuyển dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi tuyển dụng.
- Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này, chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Tiếp tục dẫn chiếu Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi điểm đ Khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã gồm những giấy tờ gì?
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về thành phần có trong hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã như sau:
Hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã gồm:
– Sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc cư trú;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch thuật sang tiếng Việt, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều, kiện cấp và trong thời hạn sử dụng theo quy định;
– Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.
Người trúng tuyển công chức cấp xã nhận thông báo kết quả trúng tuyển qua phương thức nào?
Khoản 3 Điều 19 Nghị định 112/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định về việc thông báo kết quả đến người trúng tuyển công chức cấp xã như sau:
Thông báo kết quả tuyển dụng
…
- Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng tuyển dụng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận quyết định tuyển dụng.
Theo quy định nêu trên, Hội đồng tuyển dụng gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Mời bạn xem thêm
- Con riêng có được hưởng thừa kế không?
- Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu theo quy định pháp luật 2023?
- Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào theo quy định mới 2023
- Đối tượng được hưởng thừa kế thế vị 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 điểm đ Khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Cá nhân trúng tuyển công chức cấp xã thì cần đến Phòng Nội vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự tuyển để hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển.
Hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã, bao gồm:
– Sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc cư trú;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch thuật sang tiếng Việt, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều, kiện cấp và trong thời hạn sử dụng theo quy định;
– Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được quy định như sau:
– Cán bộ cấp xã: Là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị, xã hội;
– Công chức cấp xã: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Công chức cấp xã gồm:
1. Trưởng Công an;
2. Chỉ huy trưởng Quân sự;
3. Văn phòng – thống kê;
4. Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
5. Tài chính – kế toán;
6. Tư pháp – hộ tịch;
7. Văn hóa – xã hội.