Chào Luật sư, hiện nay quy định về tư vấn luật thừa kế ra sao? Tôi năm nay 40 tuổi, muốn lập di chúc để lại tài sản thì có được không? Tôi biết mình còn trẻ nhưng sợ sau này tôi có chuyện đột ngột qua đời thì vợ con tôi sẽ chịu thiệt. Kính mong Luật sư tư vấn thừa kế đất đai cho tôi. Tôi có 2 mảnh đất nằm ở hai nơi khác nhau, liệu có thể để lại thừa kế cho con hay không? Tư vấn luật thừa kế đất đai hiện nay như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Điều kiện có hiệu lực của di chúc là gì?
- Điều kiện về năng lực chủ thể
Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) và hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Điều kiện về ý chí của người lập di chúc
Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Điều kiện về nội dung của di chúc (Điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS)
- Điều kiện về nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc không được trái đạo đức và pháp luật (Điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS).
- Điều kiện về hình thức
Theo Điều 627 BLDS thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 BLDS).
Hiện nay có mấy hàng thừa kế theo quy định?
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (Điều 651 BLDS).
Tư vấn luật thừa kế đất đai hiện nay như thế nào?
Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652 BLDS).
Thừa kế giữa cha, mẹ, con nuôi
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của BLDS (Điều 653 BLDS).
Thừa kế giữa vợ và chồng
Điều 655 BLDS quy định:
Trường hợp vợ, chồng đã chia TÀI SẢN chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Hướng giải quyết tranh chấp thừa kế thế nào?
Thương lượng
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, thương lượng là cách giải quyết tranh chấp thừa kế tối ưu nhất giúp các bên có được thỏa thuận vừa đảm bảo quyền lợi của các bên vừa tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả.
Hòa giải
Tranh chấp thừa kế mà hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết, phân chia di sản có thể nhờ luật sư hoặc người thứ ba có hiểu biết pháp luật hòa giải. Hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp thừa kế. Hai bên có thể lựa chọn hòa giải hoặc không hòa giải mà khởi kiện thẳng ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Khởi kiện
Theo quy định tại Điều 623 Bộ LUẬT DÂN SỰ 2015, thời hiệu giải quyết tranh chấp thừa kế được quy định như sau:
- Yêu cầu chia di sản: 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác: 10 năm từ thời điểm mở thừa kế.
- Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại: 03 năm từ thời điểm mở thừa kế.
Đối với tranh chấp thừa kế, người thừa kế nộp đơn khởi kiện tại TÒA ÁN nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bên cạnh đó, tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh, cụ thể:
- Những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài
- Hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tư vấn luật thừa kế đất đai hiện nay như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Trình tự, thủ tục Nhà nước thu hồi đất giao cho doanh nghiệp
- Có nên mua đất chưa lên thổ cư hay không?
- Đất vi bằng có làm sổ hồng được không theo quy định mới?
Câu hỏi thường gặp
Thừa kế di sản là việc cá nhân, tổ chức khai nhận hưởng di sản của người đã mất theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật khi người để lại di sản chết mà không để lại di chúc.
Quyền thừa kế là quyền lập di chúc để định đoạt tài sản sau khi chết của cá nhân, quyền để lại di sản cho người thừa kế theo pháp luật của cá nhân, quyền hưởng di sản của người đã chết theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:
– Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, người đủ điều kiện lập di chúc theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) được quyền thể hiện ý chí mong muốn chuyển giao tài sản của mình cho bất kỳ ai bằng văn bản hoặc bằng miệng (trong trường hợp không thể lập di chúc bằng văn bản).