Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế đánh trực tiếp vào khoản thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân. Khi phát sinh thu nhập chịu thuế, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong một số trường hợp khi đóng vượt quá số tiền thuế phải nộp, người dân sẽ được nhà nước hoàn lại khoản thuế này. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được hoàn thuế thu nhập cá nhân. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, các trường hợp không được hoàn thuế thu nhập cá nhân gồm những trường hợp nào? Làm thế nào biết được hoàn thuế thu nhập cá nhân? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định hoàn thuế thu nhập cá nhân? Luật sư X sẽ làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?
Có thể hiểu, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, thuế được tính căn cứ dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Hiện nay, chưa có định nghĩa cụ thể về hoàn thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên căn cứ theo Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn, hoàn thuế thu nhập cá nhân có thể được hiểu là việc cá nhân nộp thuế được hoàn lại phần tiền sau khi đã nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc một trong các trường hợp được hoàn thuế theo quy định và có yêu cầu hoàn trả gửi cơ quan Thuế.
Điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân
Tại Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân như sau:
- Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
- Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
- Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
- Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.
Làm thế nào biết được hoàn thuế thu nhập cá nhân?
Để biết mình có được hoàn thuế thu nhập cá nhân hay không, bạn phải nhớ số thuế mình đã tạm nộp là bao nhiêu và tính chính xác số thuế phải nộp để biết chênh lệch (số thuế nộp thừa).Còn nếu bạn thuộc trường hợp chưa đến mức phải nộp, bạn chỉ cần xác định thu nhập tính thuế của mình đã đến mức phải nộp thuế hay chưa, chủ yếu căn cứ vào tổng thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh (gồm giảm trừ cho bản thân và giảm trừ cho người phụ thuộc).
Nếu thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm (trừ thu nhập được miễn thuế) mà từ 132 triệu đồng trở xuống sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân; trường hợp có người phụ thuộc thì mỗi người sẽ được giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng.
Để tính đươc thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ tiền lương, tiền công, bạn tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Trong đó:
(1) Thu nhập chịu thuế: Được xác định là những khoản thu nhập của cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế sau khi đã được loại trừ các khoản giảm trừ theo quy định, cụ thể bao gồm các khoản sau:
- Giảm trừ về gia cảnh của người nộp thuế: Đây là khoản tiền giảm trừ chỉ được tính đối với những thu nhập mà người nộp thuế có được từ việc kinh doanh hoặc từ chính tiền lương, tiền công lao động của họ. Người nộp thuế được xem xét giảm trừ gồm hai khoản sau:
- Giảm trừ đối với trực tiếp người nộp thuế trên cơ sở số tiền là 4 triệu đồng/ tháng.
- Giảm trừ với những người thân của người nộp thuế được xác định là những người phụ thuộc của họ với mức giảm một tháng là 1,6 triệu đồng cho các đối tượng là con (bao gồm những con chưa thành niên và con bị tàn tật) và những người phụ thuộc khác không có hoặc có thu nhập không đảm bảo (Ví dụ: con đang là sinh viên, vợ chồng, bố mẹ không có khả năng lao động, người phải trực tiếp nuôi dưỡng,…)
- Giảm trừ do đóng góp từ thiện, nhân đạo, bao gồm các khoản tiền mà người nộp thuế sử dụng để đóng góp vào các cơ sở, các tổ chức về nhân đạo, từ thiện cho trẻ em, người tàn tật,…
(2) Thuế suất: Mức thuế suất để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định tùy theo loại thu nhập phát sinh.
Ví dụ: Mức thuế suất được áp dụng đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công là 20%; từ đầu tư vốn là 5%; chuyển nhượng vốn là 0.1%; từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là 2%,…
Các trường hợp không được hoàn thuế thu nhập cá nhân
Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
“Điều 8. Quản lý thuế và hoàn thuế
2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, ngoài các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân và đáp ứng các điều kiện nêu trên thì các trường hợp còn lại đều không được hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định hoàn thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo Điều 76 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thẩm quyền quyết định hoàn thuế cụ thể như sau:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế nộp thừa quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quy định của Luật này.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế được hoàn quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Thời hạn làm hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân là bao lâu?
Theo Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa cụ thể như sau:
- Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.
- Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
- Không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;
b) Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;
c) Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.
- Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, bạn có thời hạn là 10 năm để thực hiện thủ tục hoàn thuế theo quy định tại Luật này.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Các trường hợp không được hoàn thuế thu nhập cá nhân chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Các trường hợp không được hoàn thuế thu nhập cá nhân” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về quy định tạm ngừng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, đối với đối tượng không đượ giảm trừ gia cảnh thì mức lương/thu nhập chịu thuế từ 11 triệu đồng/tháng hoặc 132 triệu đồng/năm.
Nếu có phát sinh tháng thu nhập vượt quá 11 triệu đồng nhưng cuối năm tổng thu nhập không quá 132 triệu đồng thì sẽ được hoàn thuế phần tiền đã nộp trong năm.
Tại Điều 74 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế như sau:
(1) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.
(2) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tại Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế cụ thể như sau:
1. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.