Xin chào Luật sư. Tôi và chồng đã kết hôn được 7 năm, do bất đồng quan điểm sống và chồng tôi thường xuyên nhậu nhẹt về đánh mắng, chửi rủa mẹ con tôi nên tôi không muốn tiếp tục cuộc sống này nữa, tôi muốn cả hai chấm dứt nhưng chồng tôi hiện tại chưa đồng ý. Chồng tôi có níu kéo và đốt giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, tôi có thắc mắc rằng khi không có giấy kết hôn có ly hôn được không? Tôi có cần làm lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để thực hiện ly hôn được hay không? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về giấy đăng ký kết hôn như thế nào?
Theo Khoản 7, Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận kết hôn nhau sau:
“Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này”
Theo đó Giấy đăng ký kết hôn hay Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là một giấy tờ thể hiện việc kết hôn giữa nam và nữ khi đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật và được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân này. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ sẽ phát sinh cùng với đó là các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng.
Không có giấy kết hôn có ly hôn được không?
Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực);
– Đơn ly hôn (Tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình).
Theo như quy định để thì để ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ có Giấy chứng nhân đăng ký kết hôn nhưng nếu bạn bị mất Giấy đăng ký kết hôn bản chính, bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi trước đây đã thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Trình tự thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như thế nào?
Đầu tiên để được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì bạn phải thõa các điều kiện tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:
“Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”
Nếu như bạn đáp ứng được các điều kiện trên bạn tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.”
Như vậy, để ly hôn khi bị mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bạn cần phải làm thủ tục xin cấp lại đăng ký kết hôn để có thể có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cho việc ly hôn và nộp tại Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết Sau đó, bạn có thể làm thủ tục ly hôn.
Thủ tục tiến hành ly hôn khi mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn?
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết nêu trên thì bạn nộp tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết
– Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
– Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Bước 3: Ra bản án ly hôn
Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sống chung như vợ chồng với người đã nộp đơn ly hôn thì có phạm pháp?
- Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?
- Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam được công nhận không?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Không có giấy kết hôn có ly hôn được không chúng tôi cung cấp dịch vụ thủ tục ly hôn Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Không có giấy kết hôn có ly hôn được không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về công ty tạm ngừng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ gồm những thông tin sau:
Họ, chữ đệm và tên; ngày tháng năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ
Ngày tháng năm đăng ký kết hôn
Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch
– Nếu tiến hành ly hôn đơn phương thì bạn cần nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận huyện nơi vợ/chồng bạn đang cư trú. Nếu bạn biết rõ vợ/chồng đang tạm trú tại địa phương khác bạn cần nộp hồ sơ tại đó theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Nếu ly hôn thuận tình thì có thể nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân huyện nơi vợ/chồng đang tạm trú hoặc nơi vợ/chồng bạn đang cư trú theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Căn cứ Khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014:
“2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.”
Theo đó trong trường hợp này hôn nhân của họ vẫn được công nhận và họ cũng không bắt buộc phải đi đăng lý kết hôn mà nhà nước chỉ khuyến khích. Nên dù không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì họ vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp.