Hóa đơn đầu vào là hóa đơn sử dụng cho mục đích mua sắm, thanh toán của doanh nghiệp. Còn hóa đơn đầu ra là loại hóa đơn do bên bán cung cấp nhằm ghi nhận thông tin về việc mua bán hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật. Thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào là một tình trạng rất thường xuyên gặp ở các doanh nghiệp hiện nay. Việc thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào sẽ gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp đặc biệt trong khâu nộp thuế. Lý do thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào cũng một phần là do sự chênh lệch hàng hóa khống giống so với thực tế. Vậy cần phải xử lý như thế nào về việc thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào? Để giải quyết vấn đề này mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016), thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Trong đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng (VAT) có 4 đặc điểm đặc trưng:
- Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu
Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu.
- Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp
Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước.
Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.
- Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến
Thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.
- Thứ tư, thuế giá trí gia tăng có phạm vi điều tiết rộng
Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng.
Tại sao cần cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra?
Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thì các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ sẽ được thể hiện qua hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra. Kế toán cần phải cân đối các hóa đơn này một cách hợp lý. Việc cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra nhằm các mục đích như:
-Kiểm soát số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có chi phí đầu vào ít nhưng đầu ra nhiều thì số tiền nộp thuế GTGT là rất lớn, vì vậy kế toán cần kiểm soát và cân đối giữa thuế GTGT đầu vào và đầu ra.
-Ngoài thuế GTGT thì công ty cũng sẽ phải nộp thuế TNDN. Bạn cần cân đối thuế TNDN thường xuyên, tránh tình trạng thiếu sót chi phí
-Kiểm soát chi phí lương nhân viên, ảnh hưởng trực tiếp đến thuế TNCN phải nộp
-Cân đối hàng hóa trong kho. Nếu hóa đơn đầu vào nhiều và đầu ra ít chứng tỏ tồn kho quá nhiều và công ty sẽ bị thiếu doanh thu, áp doanh thu để tính thuế. Nếu hóa đơn đầu vào ít và đầu ra nhiều thì có thể dẫn tới xuất hàng không có tồn kho
Thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào xử lý như thế nào?
Bản chất của hóa đơn đầu vào và đầu ra là doanh thu và chi phí. Vì vậy để cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra thì kế toán cần cân đối được các chi phí.
Xác định doanh thu
Kế toán cần xác định doanh thu tháng tiếp theo dựa trên
Kế hoạch xuất bán hàng hóa hàng ngày và hàng tháng, xác định tương đối doanh thu trong tháng
Theo dõi sổ tiêu thụ hàng hóa để cập nhật doanh thu bán hàng từng ngày
Ước tính lượng hàng bán được trong tháng sau dựa vào lượng hàng bán được trong tháng trước
Khi xác định được doanh thu thì kế toán dự kiến số thuế GTGT phải nộp hàng tháng là bao nhiêu.
Hạch toán kết chuyển doanh thu cuối kỳ bao gồm các TK như sau
Nợ TK 511, 515, 711
Có TK 911
Xác định chi phí
Kế toán cần ước tính được chi phí phát sinh trong tháng
Các chi phí phát sinh cần được xử lý để chi phí này không bị tính khi quyết toán thuế TNDN
Kế toán phải nắm được các chi phí kế toán và chi phí thuế để không bị sai sót khi cơ quan thuế kiểm tra
Việc xác định chi phí và thuế đầu vào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên kế toán vẫn cần căn cứ vào chi phí phát sinh để đưa ra con số tương đối
Bút toán chi phí cuối kỳ
Nợ TK 911
Có TK 632, 641, 642, 811, 821
Chi phí nguyên vật liệu
Đối với doanh nghiệp thương mại thì chi phí nguyên vật liệu được hạch toán bằng TK 156 và TK 621 đối với doanh nghiệp sản xuất
Đối với doanh nghiệp thương mại: Lên kế hoạch dự trữ hàng hóa dựa trên lượng tiêu thụ hàng hóa hàng ngày
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Lên kế hoạch mua nguyên vật liệu dựa trên tình hình sản xuất và lượng tiêu thụ thực tế. Đây là căn cứ xác định chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, xác định số thuế được khấu trừ.
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp thì hạch toán theo TK 622 và các khoản trích theo lương thì hạch toán theo TK 338
Kế toán có thể tính được chi phí tiền lương cho nhân viên hàng tháng. Từ đó có kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng như cân đối chi phí tiền lương trong doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung hạch toán theo TK 627. Chi phí này bao gồm chi phí thuê ngoài thường xuyên phát sinh, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí phân xưởng, chi phí trả trước, chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ.
Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng hạch toán theo TK 641 bao gồm chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển hàng hóa và các chi phí khác
Chi phí quản lý chung
Chi phí quản lý chung hạch toán theo TK 642 bao gồm các khoản chi phí phát sinh chung cho doanh nghiệp
Những rủi ro doanh nghiệp gặp phải khi hóa đơn đầu ᴠào ᴠà đầu ra mất cân đối
Khi хảу ra thực trạng mất cân bằng ᴠề hóa đơn, cụ thể hơn là hóa đơn đầu ᴠào cao hơn hóa đơn đầu ra thì trong báo cáo kê khai của doanh nghiệp ѕẽ có thể dẫn tới những trường hợp ѕau:
-Doanh nghiệp ѕẽ báo lỗ trên thuế khi doanh thu trên hóa đơn đầu ra bị ít hơn hóa đơn đầu ᴠào;
– Hóa đơn, ѕố liệu kê khai, thống kê của doanh nghiệp ѕẽ chênh lệch, không đúng ᴠới thực tế.
Với các trường hợp trên, cơ quan thuế ѕẽ tiến hành kiểm tra ᴠà уêu cầu doanh nghiệp giải thích ᴠề lượng hàng hóa trong kho ѕo ᴠới báo cáo Thuế. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải giải trình ᴠề ѕố lượng kê khai thực tế ѕo ᴠới ѕố lượng kê khai хuất hóa đơn.
Khi nàу, doanh nghiệp khó có thể giải trình để ѕố liệu kê khai khớp ᴠới ѕố liệu thực tế, ᴠiệc bị хử phạt là không thể tránh khỏi.
Như ᴠậу, ᴠiệc thiếu ѕát ѕao trong ghi nhận hóa đơn đầu ra ᴠà hóa đơn đầu ᴠào ѕẽ dẫn tới ѕự chênh lệch, mất cân bằng hóa đơn; đồng thời khiến các doanh nghiệp phải đối mặt ᴠới nhiều rủi ro: Bị cơ quan thuế thanh, kiểm tra; bị хử phạt ᴠề ᴠiệc trốn thuế ᴠà báo cáo ѕai ѕự thật.
Hóa đơn đầu vào nhiều hơn hóa đơn đầu ra thì có vấn đề gì?
Trong trường hợp doanh nghiệp có quá nhiều hóa đơn đầu vào nhưng số lượng đầu ra ít do xuất hóa đơn theo nhu cầu khách hàng thì sẽ xảy ra 2 vấn đề sau:
-Doanh nghiệp báo lỗ trên Thuế nếu doanh thu trên hóa đơn đầu ra ít hơn đầu vào.
-Chênh lệch hàng hóa không giống thực tế.
Từ đó, nếu cơ quan thuế đến kiểm tra thì sẽ gặp các vấn đề như sau:
-Giải thích về lượng hàng hóa trong kho và báo cáo Thuế
-Giải trình về lượng KH thực tế so với KH xuất hóa đơn ( Do doanh nghiệp báo lỗ)
Do đó, nếu nhận toàn bộ các hóa đơn đầu vào nhưng doanh nghiệp lại không xuất hóa đơn đầu ra đầy đủ thì có thể bị thanh tra phạt về việc trốn thuế cũng như báo cáo sai sự thật.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào xử lý như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo đơn ly hôn thuận tình viết tay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam?
- Diện tích đất thổ cư tối thiểu là bao nhiêu?
- Không đứng tên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?
- Bảo hiểm thân nhân quân đội mức hưởng là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn đầu vào là hóa đơn sử dụng trong mục đích mua sắm hàng hóa, vật tư và thanh toán dịch vụ cho doanh nghiệp. Hóa đơn đầu vào bao gồm những chứng từ sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa; Phiếu nhập kho hàng hóa mua vào; Phiếu thu, biên lai ghi số tiền giao dịch với khách hàng đối với hàng hóa mua vào khác nhau; Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
Trái lại, hóa đơn đầu ra là hóa đơn được bên bán hàng hóa, dịch vụ tạo lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, đối với hóa đơn điện tử thì sẽ bao gồm cả các hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là có thể do nhiều khách hàng cá nhân của doanh nghiệp sẽ không lấy hóa đơn, nhưng tất cả các chi phí đầu vào của doanh nghiệp đều lấy hóa đơn đầy đủ.
Trong trường hợp doanh nghiệp có quá nhiều hóa đơn đầu vào nhưng số lượng đầu ra ít do xuất hóa đơn theo nhu cầu khách hàng thì sẽ xảy ra 2 vấn đề sau:
– Doanh nghiệp báo lỗ trên Thuế nếu doanh thu trên hóa đơn đầu ra ít hơn đầu vào.
– Chênh lệch hàng hóa không giống thực tế,
Cụ thể nội dung ghi trên hóa đơn đầu vào phải có đầy đủ thông tin sau:
– Thông tin người mua hàng, người bán hàng
– STT, tên hàng hoá dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền
– Cộng tiền hàng, thuế suất, tiền thuế, tổng tiền thanh toán.
– Tiền hàng bằng chữ
– Ký và đóng dấu của người bán hàng