Hiện nay, với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin càng làm cho con người ngày càng kéo lại gần nhau nhờ các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó,tại các trang mạng xã hội này, mọi người có thể chia sẻ và trao đổi thông tin, giao lưu và kết bạn với nhau về nhiều lĩnh vực kinh tế, đầu tư, văn hóa, ẩm thực và thẩm mỹ… Mặc dù vậy, để phát triển được các trang mạng xã hội và duy trì được sự vận hành của nó thì tổ chức và cá nhân sáng lập phải thực hiện việc xin cấp giấy phép mạng xã hội. Vậy điều kiện để xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến là gì? Thủ tục xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến dược pháp luật quy định như thế nào?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Thủ tục xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Giấy phép mạng xã hội được quy định như thế nào ?
Mạng xã hội là cụm từ khá quen thuộc đối với chúng ta, nhất là các bạn trẻ nhưng có một số người không hiểu rõ về khái niệm mạng xã hội. Mạng xã hội là một trang wep hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều các tính năng khác nhau và giúp mọi người có thể liên lạc, hay làm bất cứ việc gì từ xã, dễ dàng thuận tiện và đỡ mất thời gian.
Tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định rõ nét về khái niệm mạng xã hội như sau:
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Điển hình một số trang mạng xã hội như:
– Facebook: Đây là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, những người dùng sẽ tạo tài khoản của riêng mình và dung tài khoản đó sử dụng vào cã mục đích như nhắn tin, gọi điện, lướt fb, đăng tải ảnh; mua bán…….
– YouTube: Trang mạng này cũng khá quen thuộc, người dùng không nhất thiết phải tạo tài khoản riêng, trang mạng này là nơi chia sẻ các video truyền hình thực tế; ăn uống; phim, ảnh; du lịch…..
Ngoài ra còn một số trang mạng khác như TikTok; Instagram; Zalo……
Vậy, Giấy phép mạng xã hội được hiểu là gì: Giấy phép mạng xã hội được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức kinh doanh đủ điều kiện, thiết lập Website có tính năng cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng để thực hiện việc tìm kiếm, giải trí, trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, chia sẻ âm thanh, video, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Như vậy có thể hiểu, để thiết lập mạng xã hội thì tổ chức, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép mạng xã hội và phải đáp ứng các điều kiện quy định. Đây là điều bắt buộc nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 98 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP về các vấn đề liên quan đến việc vi phạm Giấy phép mạng xã hội như sau:
– Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
+ Không làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng; sử dụng giấy phép thiết lập xã hội hết hạn
+ Không thông báo đến cơ quan cấp Giấy phép khi có sự thay đổi chủ sở hữu, địa chỉ trụ sở chính.
– Bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép thiết lập mạng xã hội khi có thay đổi hoặc bổ sung thông tin trong giấy phép.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép mức xử phạt cao hơn rất nhiều so với Nghị định cũ.
Ngoài ra tổ chức, doanh nghiệp không xin cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội sẽ kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thiết lập mạng xã hội nhưng không xin giấy phép và buộc thu hồi hoặc buộc trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định trên.
Thủ tục xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến
Dịch vụ cung cấp mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
1/ Điều kiện đăng ký xin cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến:
a) Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;
b) Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;
d) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
2/ Hồ sơ xin cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến;
+ Bản sao có công chứng Quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư có ngành nghề kinh doanh phù hợp (đối với doanh nghiệp).
+ Quy chế cung cấp, trao đổi thông tin trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến của tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm không vi phạm các quy định tại Nghị định số 97, Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông các quy định tại Thông tư này.
+ Đề án cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến bảo đảm các yêu cầu sau:
– Loại hình dịch vụ (trò chuyện trực tuyến, tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn và các hình thức tương tự khác cho phép người sử dụng tương tác, chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau).
– Quy trình quản lý thông tin phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ do tổ chức, doanh nghiệp quản lý.
– Biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ, nhân sự, chương trình quản lý phù hợp với quy mô hoạt động bảo đảm cho việc cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến không vi phạm các quy định tại mục 3 Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm có xác nhận của người đứng đầu tổ chức hoặc của cơ quan có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp).
+ Trường hợp sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải phù hợp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
3. Thời gian thực hiện cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến : 10 ngày làm việc
4. Cơ quan thực hiện cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến :
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
5. Kết quả thực hiện cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến : Giấy xác nhận mạng xã hội trực tuyến.
Sự cần thiết của việc xin giấy phép mạng xã hội?
Mạng xã hội ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ nên nảy sinh ra nhiều tác động đến đời sống xã hội đặc biệt đối với các bạn trẻ hiện nay. Có những trang mạng đơn thuần chỉ chia sẻ thông tin hữu ích, hình ảnh đẹp, mang lại giá trị cho mọi người, nâng cao kỹ năng sống. Tuy nhiên, có những trang mang đem lại điều tiêu cực như chia sẻ, trao đổi thông tin mang tính kích động, chống phá chính quyền, gây rối an ning, trật tự; có những thông tin không chính xác làm cho nhiều người tin là thật cố theo đuổi những thứ không có trên thực tế. Thậm chí nhiều người có nguy cơ trầm cảm, có xu hướng bạo lực mạng còn có trường hợp nghiện mạng xã hội, một ngày 24h thì 12h là lượt wep. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội đưa ra thông tin nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dẫn đến một số người bị lừa mà có suy nghĩ tự tử…
Có thể thấy, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều thì nhận được những điều tiêu cực hơn điều tích cực. Chính vì những điều trên mà các cơ quan chức năng đã phải ra những phương án ngăn chặn trong đó nếu thiết lập các trang wep thì bắt buộc phải xin cấp Giấy phép mạng xã hội. Theo đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản có liên quan như: Nghị định 72/2013/NĐ-CP Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng hay Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP những văn bản này ra đời để điều chỉnh, quy định về thiết lập mạng xã hội trực tuyến và đặt ra các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm hoạt động trên mạng xã hội như việc không xin Giấy phép mạng xã hội…Việc xin Giấy phép mạng xã hội là điều vô cùng quan trọng, không chỉ giúp coq quan nhà nước dễ dàng kiểm tra, giám sát để đưa ra hướng giải quyết kịp thời khi gặp những điều không mong muốn, mà còn giúp cho chúng ta có một trang wep lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, giúp chúng ta phát triển tư duy, có ích cho đời.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Thủ tục đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục xin giấy phép mạng xã hội của doanh nghiệp năm 2023
- Chi phí xin giấy phép mạng xã hội năm 2022
- Đăng ký giấy phép mạng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm.
– 30 (ba mươi) ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp, gửi văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ thời hạn gia hạn kèm theo bản sao giấy phép đã cấp đến cơ quan cấp giấy phép.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thẩm định, cấp gia hạn giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
– Giấy phép được gia hạn không quá 02 (hai) lần; mỗi lần không quá 02 (hai) năm.
Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp các đối tượng sau:
– Tổ chức, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương cấp quyết định thành lập, cấp phép hoạt động hoặc cấp đăng ký hoạt động;
– Hệ thống tổ chức (theo ngành dọc) của các tổ chức trực thuộc ở Trung ương tại địa phương (bao gồm các tổ chức trong hệ thống nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước);
– Các đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trụ sở chính tại địa phương;
– Các doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cấp phép hoạt động có trụ sở chính tại địa phương;
– Đơn vị trực thuộc các tập đoàn có trụ sở chính tại địa phương.