Với thời đại kinh tế hội nhập, việc mua bán hàng hoá dịch vụ ngày càng trở nên thuận tiện và dễ dàng, theo đó mà việc thanh toán cũng trở nên nhanh chóng hơn. Khi thanh toán nhanh và trước thời hạn, nhiều khách hàng sẽ nhận được sự ưu đãi, đây được xem là điều có lợi cho cả người bán và người mua, giúp cho bên mua tiết kiệm được một khoản tiền. Vậy quy định về chiết khấu thanh toán như thế nào? Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại điều hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Chiết khấu thanh toán là gì?
Trong đời sống hằng ngày giao dịch mua bán hàng hóa được diễn ra thường xuyên giữa khách hàng với doanh nghiệp. Đây hầu như là một vấn đề không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Khi người bán muốn đẩy nhnh tốc độ thanh toán thì sẽ quy đinh các điều khoản về giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn. Và theo đó, để được hưởng mức ưu đãi này thì người mua sẽ tiến hành thanh toán khoản tiền trong hợp đồng trước thời hạn. Khoản chiết khấu này phát sinh hoàn toàn không xuất phát từ nguyên nhân hàng hóa bị lỗi, hư hỏng gì cả. Mà nó liên quan đến thời gian thanh toán và thỏa thuận giữa các bên tham gia mua bán.
Kế toán chỉ hạch toán khoản chiết khấu này khi khách hàng trả trước thời hạn. Tức là trả trước thời gian được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Còn về nguyên nhân, có nhiều lý do. Đây là một khoản khuyến mãi cũng đồng thời là lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp, công ty của mình.
Như vậy, chiết khấu thanh toán được hiểu là khoản tiền người bán giảm cho người mua vì đã thanh toán trước thời hạn hợp đồng. Tài khoản sử dụng khi hạch toán là tài khoản 635 chi phí tài chính.
Nguyên tắc kế toán tiền
- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Quy định về khoản chiết khấu thanh toán
Thứ nhất, chiết khấu thanh toán, không cần xuất hóa đơn cho người mua hàng
Hoá đơn về bản chất, nó là một loại chứng từ do người bán lập, người bán cấp phát cho bên còn lại. Qua đó, ghi nhận được thông tin hàng hóa, số lượng, đơn giá… Và xác lập mối quan hệ giữa hai bên.
Do đó, chỉ khi phát sinh hoạt động giao dịch mua bán thì mới xuất hóa đơn. Còn về chiết khấu, không phải và cũng không cần phải lập hóa đơn làm gì. Bởi đơn giản, đây chỉ là một loại chi phí mà bên bán sẵn sàng chịu để khuyến mãi cho bên mua. Khi bên mua thanh toán trước thời gian hợp đồng.
Vậy thì, khi chiết khấu, loại chứng từ nào sẽ được hình thành. Theo nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, chỉ cần lập phiếu thu và phiếu chi.
Thứ hai, chiết khấu thanh toán được trừ khi tính thu nhập chịu thuế
Các trường hợp được trừ vào thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng được những điều kiện:
- Khoản chi phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật.
- Khoản chi có hóa đơn mua hàng từ lần với giá trị từ 20 triệu trở lên (đã bao gồm thuế GTGT). Đồng thời, khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán, không dùng tiền mặt.
Qua đó, ta có thể thấy rằng, khoản chiết khấu thanh toán hoàn toàn hợp lý khi tính vào chi phí được khấu trừ. Bởi vì nó được ghi rõ ràng trong hợp đồng thanh toán, chứng từ thanh toán.
Còn đối với bên mua, khoản chiết khấu này dĩ nhiên được tính vào thu nhập chịu thuế. Điều này được quy định tại Điều 7 của Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Thứ ba, bên nhận chiết khấu thanh toán phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Để xác định được về việc nộp thuế thu nhập cá nhân với khoản chiết khấu thanh toán, chúng ta cần chia ra làm hai trường hợp. Đó là cá nhân có kinh doanh hay không kinh doanh
- Nhận chiết khấu là cá nhân không kinh doanh
Trường hợp này hay còn nói cách khách chính là những người tiêu dùng cuối cùng. Họ mua hàng hóa về để sử dụng nên sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Nhận chiết khấu là cá nhân kinh doanh
Được ban hành kèm thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh chịu thuế TNCN theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của mình.
Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán như thế nào?
Về bản chất, chiết khấu thanh toán được xem là một chính sách tài chính để thu hồi vốn nhanh hơn. Vì vậy, ở bên mua, đây là một khoản chi phí tài chính. Chiết khấu thanh toán sẽ được hạch toán vào tài khoản 635.
Cách định khoản cụ thể như sau:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (nếu bù trừ luôn vào khoản thanh toán của khách)
Có TK 111, 112… (Nếu chi trả khoản chiết khấu bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)
Lưu ý: Nếu bên nhận chiết khấu là cá nhân, bên bán sẽ phải thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân đó với mức thuế suất thuế TNCN 0.5% (theo thông tư 41/2021/TT-BTC). Khoản này được bù trừ trực tiếp vào tiền chiết khấu mà người mua nhận được.
Lúc này kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
Có TK 131 – Phải thu khách hàng (nếu bù trừ luôn vào tiền thanh toán)
Có TK 111, 112…(nếu chi trả chiết khấu bằng tiền mặt, tiền gửi)
Tại bên mua
Tương tự như ở bên bán, khoản chiết khấu thanh toán mà bên mua nhận được chính là một khoản doanh thu tài chính. Vì vậy được hạch toán vào tài khoản 515.
Cách định khoản như sau:
Nợ TK 111, 112… (Nếu nhận được khoản chiết khấu bằng tiền mặt, tiền gửi)
Nợ TK 331 – Phải trả người bán (nếu bù trừ luôn vào khoản công nợ phải trả)
Có TK 515 – Doanh thu tài chính (số tiền được chiết khấu)
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý liên quan đến soạn thảo tờ đăng ký lại khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi thường gặp:
Chiết khấu này không liên quan với thời hạn Thanh toán hay thỏa thuận giữa người bán và người mua nên sẽ không được coi là giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn. Và sau khi thỏa thuận xong xuôi và tiến hành lập phiếu thu và phiếu chi thì 2 bên sẽ tiến hành hạch toán phần chiết khấu đó.
Câu trả lời là Không. Theo quy định, chiết khấu thanh toán sẽ không được giảm trừ vào doanh thu không được giảm thuế nhưng chiết khấu thanh toán sẽ được đưa vào chi phí hoạt động tài chính.
Theo căn cứ tại Điều 7, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định đối với trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này (bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).