Chào Luật sư X, sắp tới đây tại công ty tôi sẽ mở cuộc họp để xét thi đua khen thưởng cuối năm giành cho những nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc trong một năm qua, đây là dịp chuẩn bị để tổ chức, khích lệ cho nhân viên phát triển hơn trong tương lai. Lần này tôi được đề cử làm thư ký cuộc hợp với nhiệm vụ ghi lại biên bản cuộc họp thi đua khen thưởng cuối năm. Vì lần đầu làm thư ký cuộc họp nên còn bỡ ngỡ, chưa thạo việc. Vậy mẫu biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm năm 2023 như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Biên bản cuộc họp là gì?
Biên bản cuộc họp hay còn gọi là biên bản họp là loại văn bản ghi lại những gì đã diễn ra trong buổi họp nội bộ hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể với nhau. Văn bản này thường là tổng hợp nhiều thông tin, ý kiến khác nhau từ những người tham gia. Khi kết thúc mọi người tham dự sẽ ký xác nhận và cam kết về những điều đã trình bày hoặc thống nhất trong buổi họp đó.
Mặc dù thực tế sẽ tùy thuộc vào nội dung và đặc điểm riêng của mỗi cuộc họp nội dung biên bản sẽ có những điều và mục thích hợp nhất. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp chuẩn nhất định phải có các nội dung sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kèm theo số biên bản, tên biên bản.
- Địa điểm, ngày… tháng… năm… giờ… (ghi rất cụ thể thời gian giờ phút lập biên bản).
- Các thành phần tham gia cuộc họp.
- Họ và tên của người chủ trì cuộc họp và họ và tên thư ký.
- Nội dung chính và các mục diễn ra trong cuộc họp.
- Riêng phần báo cáo cần ghĩ rõ ràng và chi tiết tên chức vụ người trình bày báo cáo. Tóm tắt nội dung báo cáo. Xem báo cáo kèm theo (nếu có văn bản kèm theo).
- Kết luận và các quyết định được thông qua trong cuộc họp.
- Thời gian kết thúc cuộc họp
- Chữ ký xác nhận của các bên tham gia cuộc họp.
Biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm là gì?
Giống như những mẫu biên bản khác, biên bản xét thi đua khen thưởng cuối năm là mẫu văn bản được thiết lập ngay chính tại cuộc họp đó. Nội dung chủ yếu là ghi chép lại quá trình cuộc họp diễn ra đồng thời ghi chép lại kết quả về việc thi đua khen thưởng đối với tập thể.
Đã là xét thưởng thi đua khen thưởng cuối năm thì chắc chắn cuộc họp này chỉ diễn ra mỗi năm 1 lần và vào thời điểm cuối năm, điều đó tương đương với việc thư ký chỉ phải tiến hành lập biên bản họp xét thi đua khen thưởng duy nhất 1 lần trong năm đó.
Thường thì cuộc họp này sẽ diễn ra với sự tham gia của các thành viên trong ban lãnh đạo và các quản lý, có rất nhiều vấn đề cần bàn bạc và nhắc tới cho nên thời lượng họp có thể kéo dài khoảng vài tiếng.
Nội dung biên bản họp sẽ tỷ lệ thuận với thời lượng của cuộc họp, có nghĩa là họp càng lâu thì nội dung biên bản họp càng dài và ngược lại.
Như vậy, một người bình thưởng thông thạo nghiệp vụ hoặc có kinh nghiệm lâu năm cũng chưa chắc nhớ các thành phần cấu trúc bên trong nói gì đến những người mới vào nghề và trong giai đoạn học việc, thử việc.
Để tiết kiệm thời gian, công sức, thay vì phải nhớ lần lượt theo trình tự các nội dung bên trong biên bản họp thì bạn có thể tham khảo theo bản mẫu có sẵn hoặc download mẫu có sẵn rồi in ra thành bản cứng.
Nếu chưa từng tiếp cận mẫu biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm thì bạn đọc nên tham khảo nội dung bên dưới này nhé.
Quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Định nghĩa này được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. Theo đó, thi đua, khen thưởng phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
– Về thi đua:
- Tự nguyện, tự giác và công khai.
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
– Về khen thưởng:
- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng, không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.
- Bảo đảm thống nhất về tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Danh hiệu thi đua được pháp luật quy định bao gồm: danh hiệu thi đua đối với cá nhân, với tập thể và với hộ gia đình. Trong đó, mỗi loại danh hiệu thi đua sẽ có những tên danh hiệu nhất định và tiêu chuẩn đạt được
Mẫu biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm năm 2023
Hướng dẫn điều mẫu:
- Điều đầy đủ thông tin theo mẫu trên
- Điền đầy đủ tên của các hội đồng thành viên cuộc họp
- Điền diễn biến cuộc họp theo mẫu dựa trên buổi hợp thực tế
- Điền số thứ tự, tên của các cá nhân đucợ khen thưởng cuối năm
- Người làm mẫu biên bản ký rõ họ tên ở mục thư ký
- Chủ tịch hội đồng ký tên, trường hợp được ủy quyền phải trình giấy ủy quyền để chứng minh thẩm quyền ký
Trách nhiệm của đơn vị, cơ quan, tổ chức trong công tác thi đua, khen thưởng
Căn cứ tại Điều 13 Luật thi đua, khen thưởng năm 2022 được pháp luật quy định cụ thể như sau về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng
- Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua
- Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng
- Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:
- Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
- Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng
- Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Mục tiêu của đợt thi đua nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. phục vụ, đạt thành tích cao nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
– Mục tiêu khen thưởng nhằm động viên, khích lệ các cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 5 Luật thi đua, khen thưởng quy định rõ các nguyên tắc thi đua, khen thưởng như sau:
Cuộc thi được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
– Tự nguyện, tự nguyện, công khai, minh bạch
– Đoàn kết, hợp tác cùng phát triển
Việc trao thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời
– Đảm bảo sự thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công lao, thành tích đạt được.
– Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích; Bất kể thành tích ở đâu, sẽ có phần thưởng
– Quan tâm khen thưởng các cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng
– Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua căn cứ vào các yếu tố: phong trào thi đua, thành tích thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
– Căn cứ xét khen thưởng dựa trên các yếu tố: thành tích, tiêu chuẩn khen thưởng, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập thành tích.