Hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị suy giảm hoặc mất đi giá trị sử dụng. Đây là một trong những hành vi xảy ra rất phổ biến trong thời buổi hiện nay. Khi phát hiện ra các cá nhân, tổ chức có hành vi hủy hoại tài sản của người khác, người dân cần phải tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền để xử lý triệt để. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Xử phạt hành chính hủy hoại tài sản như thế nào? Khi nào hành vi hủy hoại tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Hành vi hủy hoại tài sản bị đi tù bao nhiêu năm? Luật sư X sẽ làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hủy hoại tài sản là gì?
Hủy hoại tài sản là cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Tùy vào mức độ hủy hoại tài sản mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Xử phạt hành chính hủy hoại tài sản như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi hủy hoại tài sản có thể bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi hủy hoại tài sản là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất nếu người gây thiệt hại cho tài sản của người khác theo quy định nêu trên là người nước ngoài. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Khi nào hành vi hủy hoại tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người có hành vi hủy hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành sau đây:
Chủ thể
Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều luật, vì hai khoản này chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 3 và khoản 4 của Điều luật vì hai khoản này là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Khách thể
Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan:Làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn như lúc ban đầu.Làm hư hỏng tài sản: là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản…
Hậu quả:Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có ở tội này, nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.Hậu quả nghiêm trọng do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gây ra là những thiệt hại về thể chất, tinh thần, nếu là thiệt hại về vật chất thì những thiệt hại này không phải là thiệt hại về tài sản do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng trực tiếp gây ra.
Mặt chủ quan
Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Người phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, vì ghen tuông… nhưng chủ yếu là vì tư thù. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Hành vi hủy hoại tài sản bị đi tù bao nhiêu năm?
Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
Như vậy, người nào có hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý phá hoại tài sản của người khác sẽ có thể bị phạt tù tối đa lên đến 20 năm tù giam.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hủy hoại tài sản của người khác
Người có hành vi xâm phạm tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Xử phạt hành chính hủy hoại tài sản chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Xử phạt hành chính hủy hoại tài sản” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về quy định tạm ngừng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Người phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, vì ghen tuông… nhưng chủ yếu là vì tư thù. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Căn cứ điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi hủy hoại tài sản là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất nếu người gây thiệt hại cho tài sản của người khác theo quy định nêu trên là người nước ngoài.