Thưa Luật sư X, tôi có câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư giải đáp thắc mắc như sau: Cuối năm 2022, tôi và chị A có xảy ra tranh chấp đất đai. Chị A có mượn tôi một khu đất nhỏ để làm vườn trồng rau, tuy nhiên đến nay tôi muốn đòi lại do vài lý do cá nhân thì chị A không chịu trả, chị A vẫn chiếm hữu và sử dụng đất của tôi khi chưa được sự cho phép. Sau nhiều lần hòa giải tại UBND chị vẫn không đồng ý trả lại khu đất đó. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Kiện đòi tài sản là gì?
Kiện đòi tài sản là việc là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi chiếm hữu tài sản bất hợp pháp phải trả lại chính tài sản đó cho mình. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Căn cứ theo Điều 164, Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 quy định:
Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bản chất của kiện đòi tài sản là buộc người đang chiếm hữu bất hợp pháp một tài sản nào đó phải trả lại chính tài sản đó cho mình mà không bị thay thế bởi tài sản khác. Vì vậy, chỉ áp dụng các phương thức khởi kiện sau đây:
- Vật là đối tượng kiện đòi phải là vật đặc định
- Vật phải còn tồn tại
- Người khởi kiện phải xác định được địa chỉ tồn tại của vật.
Đối tượng của kiện đòi lại tài sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ sở hữu, người chiếm hữu có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Vậy, đối tượng của kiện đòi lại tài sản chính là tài sản.
Căn cứ Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Điều 115 Bộ Luật Dân sự 2015 tiếp tục quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Quyền sử dụng đất là quyền tài sản và được xác định giá trị và được phép chuyển đổi trên thị trường.
Như vậy, quyền sử dụng đất được coi là một loại quyền tài sản. Loại tài sản này đặc biệt ở chỗ, nó là tài sản được xác lập trên một tài sản, và tài sản này luôn luôn gắn với một tài sản khác đó là đất đai. Chính vì coi quyền sử dụng đất là một loại tài sản nên Hiến pháp, Luật Đất đai ghi nhận chủ sử dụng đất được thực hiện các giao dịch đối với tài sản này.
Do đó, có thể kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất.
Các trường hợp kiện đòi tài sản
Những trường hợp được áp dụng kiện đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật hiện là:
- Trường hợp đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
- Bị đơn là người chiếm hữu không có căn pháp luật nhưng ngay tình đối với bất động sản và tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất như thế nào?
Hồ sơ kiện đòi tài sản bao gồm những giấy tờ gì?
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
Thành phần hồ sơ:
– Thứ 1: Các loại tài liệu chứng minh nhân thân trong quá trình khởi kiện của người bị xâm phạm về tài sản: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người khởi kiện, của các đương sự trong vụ việc và các đối tượng liên quan khác.
– Thứ 2: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và đúng yêu cầu pháp luật.
– Thứ 3: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho lỗi hay sự vi phạm nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.
– Thứ 4: Bản kê khai tài liệu kèm theo đơn khởi kiện đòi tài sản.
– Thứ 5: Biên lai đã nộp lệ phí hoặc tiền tạm ứng án phí theo đúng quy định pháp luật.
– Thứ 6: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh nội dung tranh chấp khác.
Đối với các tài liệu được nêu trên nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì trước khi nộp đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần được dịch sang tiếng Việt do các tổ chức, cơ quan có chức năng dịch thuật kèm theo bản gốc. Các bản tài liệu khác nếu được nộp bằng bản sao thì cần được xác nhận sao y bản chính theo đúng quy định.
Quy trình khởi kiện đòi tài sản
– Bước 1: Các chủ thể có yêu cầu nộp đơn, hồ sơ khởi kiện.
– Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện.
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn ba ngày làm việc, Chánh án toà án nơi tiếp nhận đơn khởi kiện phân công một thẩm phán thực hiện xem xét nội dung đơn khởi kiện.
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn năm ngày làm việc, Thẩm phán xem xét nội dung đơn khởi kiện và đưa ra một trong số các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Chuyển đơn khởi kiện cho cơ quan Toà án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện đối với trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác.
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện trong trường hợp vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Toà án.
– Bước 3: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
– Bước 4: Các chủ thể có yêu cầu nộp biên lai tạm ứng án phí cho cơ quan Toà án, thẩm phán phụ trách ban hành quyết định thụ lý đối với vụ việc tới các đương sự và Viện kiểm sát.
– Bước 5: Các bên đương sự đưa ra ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn mười năm ngày kể từ ngày các bên đương sự nhận được thông báo.
– Bước 6: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Lệ phí khởi kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất là bao nhiêu?
Khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp kiện đòi lại tài sản thì đương sự phải nộp án phí, lệ phí. Mức án phí, lệ phí được xác định theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể mà mức án phí sẽ khác nhau được xác định theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
Mời bạn xem thêm :
- Chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở như thế nào?
- Di chúc có phải là giao dịch dân sự không năm 2023?
- Giá bồi thường khi thu hồi đất là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề hợp đồng mua bán đất đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ coi mã số thuế cá nhân, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Kiện đòi tài sản được pháp luật quy định khá rõ ràng và đầy đủ về phương thức bao gồm: chủ thể có quyền, đối tượng khởi kiện, quan hệ hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn…. Phương thức kiện đòi lại tài sản này cũng như các phương thức kiện đòi dân sư khác, nó đều tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp để họ có thể chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình một cách nhanh chóng và thuận tiện
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay không có quy định cụ thể nào về thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản. Tuy nhiên, trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có đề cập đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, trong đó tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Vậy, có thể hiểu thời kiện khởi kiện đòi lại tài sản là vĩnh viễn, trừ trường hợp việc chiếm hữu tài sản đó đã được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo thời hiệu. Pháp luật quy định như vậy là để bảo vệ quyền lợi của công dân một cách tối ưu nhất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) chỉ là căn cứ xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Bản thân ‘sổ đỏ’ không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản.
Do đó, mặc dù “sổ đỏ” bị người khác chiếm giữ trái pháp luật, nhưng cá nhân không thể khởi kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là “sổ đỏ” vì “sổ đỏ” không phải là tài sản. Nếu cá nhân đã nộp đơn thì tòa án sẽ không thụ lý, vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
Tranh chấp yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận chưa được quy định cụ thể là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Pháp luật hiện hành mới chỉ có hướng dẫn trong trường hợp mất “sổ đỏ”. Đối với trường hợp ‘sổ đỏ’ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp thì chưa có quy định cụ thể.
Cá nhân có thể tham khảo các quy định dưới đây trong trường hợp xin cấp lại ‘sổ đỏ’ bị mất:
Về trình tự, thủ tục xin cấp ‘sổ đỏ’ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) khi bị mất:
Khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất ‘sổ đỏ’
UBND cấp xã yết thông báo mất ‘sổ đỏ’ tại trụ sở, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư người bị mất ‘sổ đỏ’ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại ‘sổ đỏ’
Văn phòng Đăng ký nhà đất kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định luật định ký quyết định hủy ‘sổ đỏ’ bị mất, đồng thời ký cấp lại ‘sổ đỏ’ (tức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) …