Hiện nay, hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay bởi vì sự đơn giản trong quy mô và quản lý. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động hộ kinh doanh có một số người vẫn chưa nắm được quy định iên quan về nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh. Đồng thời trên thực tế có nhiều trường hợp chậm nộp thuế hoặc không thực hiện nghĩa vụ thuế dẫn đến bị xử phạt. Vậy các loại thuế của hộ kinh doanh được hiểu là gì? Pháp luật xử phạt nợ thuế đối với hộ kinh doanh như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Chơi Flycam có phải xin cấp phép ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 18/2020/QĐ-TTg
- Nghị định 36/2008/NĐ-CP
- Nghị định 79/2011/NĐ-CP
- Quyết định 18/2020/NĐ-CP
Khái niệm về thiết bị Flycam
Ngoài tên gọi Flycam, thiết bị này còn được gọi với một số cái tên khác như camera bay, máy quay phim trên cao, máy quay điều khiển trên cao hay máy ảnh bay.
Đúng như tên gọi được ghép lại bởi 2 từ “fly” – bay và “cam” – camera, cấu tạo của nó cũng giống như một chiếc máy quay gắn trên máy bay điều khiển cỡ nhỏ vậy. Camera được lắp cố định trên thân máy bay nhờ hệ thống gimbal. Hướng bay, góc chụp, góc quay được điều khiển bằng bộ điều khiển cầm tay giống với bộ điều khiển thường thấy ờ các món đồ chơi cho trẻ em thông qua định vị GPS.
Chơi Flycam có phải xin cấp phép ?
Flycam là thiết bị bay điều khiển từ xa dùng để chụp ảnh và quay phim từ trên không. Hiện nay, phong trào chơi Flycam ngày càng phổ biến tại Việt Nam tuy nhiên điều kiện chơi và chơi sao cho đúng quy định pháp luật thì rất ít người biết đến. Việc sử dụng Flycam được quy định tại Nghị định 36/2008/NĐ-CP về việc quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ. Cụ thể, căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP thì phương tiện bay siêu nhẹ, bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay. Theo đó:
a) Khí cầu là khí cụ bay mà lực nâng được tạo bởi những chất khí chứa trong vỏ bọc của nó, chất khí này có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí. Có hai loại khí cầu:
– Khí cầu bay có người điều khiển;
– Khí cầu bay không người điều khiển, bao gồm cả khí cầu bay tự do hoặc được điều khiển tự động hoặc được giữ buộc cố định tại một vị trí trên mặt đất.
b) Mô hình bay, bao gồm:
– Các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ sử dụng nguồn năng lượng bằng pin hoặc nhiên liệu lỏng, rắn hoặc năng lượng mặt trời, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn;
– Các loại dù bay và diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian.
Đối chiếu quy định trên, Flycam là thiết bị thuộc dạng mô hình bay, thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định pháp luật về quản lý tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ. Theo quy định pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân trước khi bay phải thực hiện thủ tục xin phép bay và chỉ được tổ chức bay khi đã được cấp phép.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Chơi Flycam có phải xin cấp phép không?
Hồ sơ xin cấp phép chơi Flycam
Về thủ tục xin cấp phép, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 79/2011/NĐ-CP, để được cấp phép bay, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp phép gửi đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu. Hồ sơ bao gồm các văn bản sau:
– Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 36/2008/NĐ-CP);
– Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước;
– Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.
Thủ tục xin cấp phép chơi Flycam
Về thời gian nộp hồ sơ: Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, bạn phải nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép tổ chức thực hiện các chuyến bay. Nội dung phép bay của bạn sẽ bao gồm:
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.
2. Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).
3. Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
4. Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
5. Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
6. Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác.
Như vậy, trường hợp của bạn và của tất cả các tổ chức, cá nhân khác khi sử dụng thiết bị Flycam dù với mục đích thương mại hay sử dụng giải trí cá nhân, đều phải tiến hành thủ tục xin cấp phép bay theo quy định trên đây về quản lý tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
Những vùng nào cấm bay flycam?
Vùng cấm bay flycam được quy định rất cụ thể tại Quyết định 18/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Điều 3 của Quyết định này, đó là những vùng sau:
STT | Khu vực cấm bay | Khoảng cách phải duy trì ở mọi độ cao |
1 | Khu vực các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng; | 500m |
2 | Khu vực trụ sở làm việc, gồm:- Trụ sở của các cơ quan trung ương;- Trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;- Trụ sở các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam | 200m |
3 | – Khu vực đóng quân; khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo vệ mục tiêu- Khu vực kho tàng, nhà máy, căn cứ hậu cần, kỹ thuật,- Trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;- Khu vực các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia | 500m |
4 | Khu vực sân bay, cảng hàng không | Tùy đặc điểm từng cảng hàng không, sân bay |
5 | Khu vực nằm trong giới hạn của đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt Nam | |
6 | Một số khu vực khác trong trường hợp đặc biệt theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương |
Ngoài ra, theo Điều 4 của Quyết định 18/2020/NĐ-CP, bạn cũng cần lưu ý một số khu vực bị hạn chế bay như sau:
– Khu vực vùng trời có độ cao lớn hơn 120m so với địa hình (không bao gồm vùng trời các khu vực cấm bay như nêu trên.
– Khu vực tập trung đông người.
– Khu vực biên giới.
+ Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc: 25000 m tính từ đường biên giới
+ Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia: 10000 m tính từ đường biên giới
– Khu vực tiếp giáp với khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động của máy bay dân dụng, quân sự mở rộng…
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chơi Flycam có phải xin cấp phép?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Công chứng tại nhà Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Flycam có được phép bay gần khu vực quân sự không năm 2022?
- Bay flycam có bị cấm không?
- Chi phí xin giấy phép bay flycam là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Nội dung đơn đề nghị bao gồm:
– Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của tổ chức, cá nhân muốn xin cấp phép bay flycam.
– Thông tin về loại thiết bị bay: tính năng kỹ thuật của thiết bị (kèm hình ảnh chụp)
– Vị trí, phạm vi muốn được cấp phép bay flycam.
– Thời gian, thời hạn đăng ký tổ chức bay.
– Mục đích tổ chức bay flycam.
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép bay Flycam là Cục tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu. Bạn phải nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan, chứ không được gửi đường bưu điện và phải nộp đúng ngày vì có ngày cơ quan này không tiếp nhận hồ sơ.
Việc cấp phép dựa trên 1 lần sử dụng tại 1 thời gian địa điểm nhất định, giấy phép sử dụng flycam không được tái sử dụng nhiều lần